-->

Chuyện về thầy “muôn năm cũ”

Mong muốn níu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị mà không ít người trẻ cho là “lỗi thời” do cha ông để lại, gần 10 năm qua, thầy Nguyễn Phú Hiệp ở thôn Đông Lao, xã Đông La (huyện Hoài Đức, Hà Nội) không quản ngại vất vả, tình nguyện mở lớp dạy học chữ Nho miễn phí cho người dân. Đặc biệt, chương trình dạy học cũng được thầy Hiệp tự nghiên cứu và mô phỏng theo chương trình cổ học với các lớp đệ nhất, đệ nhị, đệ tam… thu hút đông đảo người dân tìm đến tầm sư học đạo.
chuyen ve thay muon nam cu Người phụ nữ hơn nửa thế kỷ thờ chồng nuôi con
chuyen ve thay muon nam cu Hạnh phúc khi được cứu người

Níu giữ những giá trị vô giá của tiên tổ

Chính thức khai trương lớp dạy học chữ Nho miễn phí cho người dân từ năm 2010, tại chính tư gia của người thầy quá cố, nơi năm xưa thầy Nguyễn Phú Hiệp vẫn miệt mài ngồi lắng nghe thầy Trường Minh (thầy dạy chữ Nho của thầy Hiệp) giảng bài, giảng đạo. Chính bởi những kỷ niệm khắc sâu ấy, thầy Hiệp đã nung nấu quyết tâm tiếp bước người thầy của mình, truyền thụ lại những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần đặc sắc của Nho học cho thế hệ trẻ.

Kể về cuộc đời và “duyên tiền kiếp” khiến mình trở thành người gìn giữ giá trị văn hóa “cổ”, thầy Nguyễn Phú Hiệp (tự Mạt Phu) chia sẻ, thầy lớn lên trong một gia đình thuần nông, không ai theo nghiệp học hành. Gia cảnh nghèo khó, nên học hết lớp 7/10 thầy Hiệp phải bỏ ngang việc học hành để bắt đầu cuộc sống mưu sinh đầy khốn khó. Năm 1996, nghe nói trong làng có thầy Trường Minh, vốn là cụ đồ Nho nổi tiếng tinh thông Hán học, thầy Hiệp mạnh dạn tìm đến tầm sư học đạo.

chuyen ve thay muon nam cu
Thầy Nguyễn Phú Hiệp hạnh phúc khi được truyền lại giá trị văn hóa cổ xưa mà cha ông để lại.

Sau 7 năm đằng đẵng theo học, đúng vào lúc sự học thăng tiến thì thầy Trường Minh bất ngờ lâm bệnh nặng và mất. Trước khi quy tiên, thầy Minh gọi thầy Hiệp đến bên dặn dò: “Ta truyền chữ cho các con, không thì ta mang đi cũng phí, con gắng nối được chí ta, ta dù nhắm mắt nơi cửu tuyền cũng mát lòng hả dạ…”.

Ít ai ngờ rằng, chỉ với mấy lời di huấn trước khi lâm chung của người thầy Trường Minh đã khiến người học trò nghèo khi đó ám ảnh, để rồi từ đó thành động lực thôi thúc, thúc giục thầy Hiệp phải làm một việc gì đó có ý nghĩa như thể trả ơn người thầy của mình. Từ đây, ý nghĩ về việc mở một lớp dạy học chữ Nho miễn phí cho người dân bắt đầu nảy sinh trong suy nghĩ của thầy Hiệp và rồi quyết tâm đã biến thành hành động, lớp học chữ Nho ra đời từ đó. Nói về quyết định bất ngờ của mình thầy Hiệp chỉ gói gọn trong 3 chữ đó là “duyên tiền kiếp”, bởi thầy coi đó là trách nhiệm với lớp hậu bối, là cái duyên “mắc nợ” mất rồi…

Chia sẻ về lớp học của mình, thầy Nguyễn Phú Hiệp cho biết, ngày mới khai giảng lớp đơn thuần chỉ dạy cho con em trong nhà, ai dè tiếng "thầy Hiệp chữ Nho" cứ thế lan ra, nhiều người thi nhau tìm đến xin học. Thế hệ học trò đến đây với đủ mọi thành phần lứa tuổi, trẻ có, già có, công nhân, nông dân, giáo viên, viên chức, thầy cúng… đều có cả, miễn sao những người tìm đến với thầy Hiệp đều có tinh thần cầu sư học đạo. Lâu dần, không riêng trong xã Đông La mà người dân các xã lân cận như: Sơn Đồng, Quốc Oai, Thạch Thất… cũng lặn lội tìm đến thầy Hiệp xin theo học.

“Mặc dù ban ngày phải làm việc, phải lao động vất vả, nhưng tối đến được lên lớp, được gặp gỡ những học trò hiếu học là tôi lại thấy mệt mỏi như tan biến. Thậm chí, nhiều hôm mưa to, gió bão mà học trò vẫn tìm đến nhà để được nghe tôi giảng bài, đó thật sự là niềm vui và hạnh phúc. Bởi, tôi không chỉ truyền thụ lại được những kiến thức mình đã được học cho các bạn, mà còn thực hiện được di nguyện mà người thầy của mình đã căn dặn, đó là gìn giữ và phát huy được giá trị văn hóa cổ xưa”, thầy Hiệp bộc bạch.

Dạy chữ là dạy đạo lý làm người

Để cho dễ nhớ, thầy Hiệp đặt tên lớp của mình là “Huỳnh Môn Hi”, ban đầu những tưởng lớp học Huỳnh Môn Hi sẽ không thể duy trì nổi lâu, vậy mà đến nay cũng đã ngót nghét gần chục năm tồn tại. Mỗi năm, lớp học trò mới cứ về đây mỗi lúc một đông đúc hơn, đến nỗi thầy Hiệp phải chia ca, chia kíp thành các lớp đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và sắp tới đệ tứ để giảng dạy cho phù hợp với sự lĩnh hội của học trò. Với lịch đó, một tuần thầy Hiệp lên lớp 3 buổi: Thứ Ba đứng lớp đệ nhất, thứ Sáu đứng lớp đệ tam, Chủ nhật đứng lớp đệ nhị, mỗi lớp cũng chừng từ 15 - 20 học trò.

Trời Hà Nội vào thu, gió heo may đã thổi, trong cái bảng lảng của sương khói chiều thu, những vần thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên như đang vẳng bên tai “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”? Vâng, cố thi sĩ không còn nhưng may thay những câu hỏi đau đáu của ông thì vẫn còn không ít người “cố níu” lại, trong đó có thầy Nguyễn Phú Hiệp…

Về phương pháp dạy, theo thầy Hiệp chương trình được mô phỏng đúng theo chương trình cổ học. Lớp đệ tam và đệ nhị học chữ Nho, lớp đệ nhất học chữ Nôm. Theo đó, học trò sẽ được học viết chữ Nho trong sách "Nhập môn cách cú" (do chính thầy biên soạn), rồi "Tam tự kinh", "Sơ học vấn tân", "Minh đạo gia huấn", "Ấu học ngũ ngôn” và cuối cùng là "Kim Vân Kiều truyện", "Đại Nam quốc sử diễn ca". Đó là những cuốn sách do tiền nhân biên soạn, nói lên các mối quan hệ trong xã hội: Con người, nhân quần, xã hội, trị gia, trị quốc, tu dưỡng cá nhân, đã phần nào cung cấp cho người học những hiểu biết nhất định.

Thầy Hiệp quan niệm, việc dạy chữ không chỉ là dạy học vấn, là biết mặt con chữ, mà quan trọng hơn ấy còn là cách tiếp cận “đạo Thánh hiền”. Nó là phép tắc, lối ăn ở, ứng xử giữa người với người trong giao tiếp xã hội. Con người là gốc, là nền tảng, là trung tâm của xã hội, hình ảnh con người như thế nào sẽ phản ánh một xã hội thế đó.

Với chương trình dạy học của mình, lớp học của thầy Hiệp vì thế cũng có những độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần đều là những người trong độ tuổi từ 30 - 70 tuổi. Bởi thế, để tiện xưng hô trong mỗi lần đứng lớp, thầy Hiệp chủ động xưng tôi, có khi gọi trìu mến là trò, có lúc lại thưa bác, thưa anh…nhằm tạo không khí thân tình, thoải mái. Tuy nhiên, dù không khắt khe trong cách gọi, cách giao tiếp nhưng trong việc dạy, thầy Hiệp tuyệt đối nghiêm khắc.

Thầy Hiệp kể, người đến học có khi là giảng viên đại học, nhưng sau không theo nổi chương trình đã được thầy Hiệp mời về “tu luyện tiếp”. Có người đã 60, 70 tuổi theo học đã mấy năm, nhưng học còn kém, thầy sẵn sàng cho "lưu ban" trường kì. “Lớp đông, nhiều thành phần khác nhau, có người đến rồi đi, có người kiên trì bám trụ, tôi không bao quát hết được. Vì thế, điều trở ngại duy nhất mà tôi gặp phải trong suốt quá trình giảng dạy là không thể theo sát hết các học trò. Mà học chữ Nho theo phương thức của tiền nhân, vai trò hướng dẫn của người thầy là rất quan trọng”.

Chia tay thầy Nguyễn Phú Hiệp, tôi cứ băn khoăn mãi một điều rằng, ngày ngày vẫn phải đánh vật với cuộc sống, rồi đêm đến lại sáng đèn lên lớp giảng bài, có bao giờ người thầy ấy cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi lớp học? Thế nhưng, chính quan điểm của thầy Hiệp đã xóa tan suy nghĩ của chúng tôi bởi theo thầy Hiệp, là người đi dạy chữ, chữ đâu chỉ là chữ, đó còn là lễ nghi, đạo lí, dạy chữ cũng chính là hành đạo, mà đã là hành đạo thì đâu có thể nói chuyện tiền nong và càng không thể buông xuôi…

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam vừa chính thức giới thiệu Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt, chiếc xe là sự hòa trộn giữa khả năng vận hành mạnh mẽ - sẵn sàng đồng hành trong mọi hành trình khám phá, sự tiện nghi tối ưu và loạt công nghệ hiện đại tập trung vào khách hàng. Tất cả được gói gọn trong một mẫu SUV thể thao vững chãi, tinh tế và đầy cảm hứng khi lái.
Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động