-->

Chuyện bác sĩ tuổi 80 vẫn miệt mài chữa bệnh

Nằm trong con ngõ nhỏ trên đường Thụy Khuê (Hà Nội), có một phòng khám mang tên một vị bác sĩ năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn hằng ngày miệt mài khám chữa bệnh giúp đỡ người nghèo, người bệnh nặng, ông là TS.BS Nguyễn Văn Chương - người có 60 năm kinh nghiệm trong ngành Y và 25 năm làm việc thiện nguyện.
chuyen bac si tuoi 80 van miet mai chua benh Bác sĩ của khu phố
chuyen bac si tuoi 80 van miet mai chua benh 96 tuổi vẫn miệt mài chữa bệnh miễn phí người nghèo

Tâm huyết với việc chữa bệnh

Năm 1959, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành thăm dò và phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, bác sĩ Nguyễn Văn Chương về công tác tại Trường Y dược Trung ương Lào.

Năm 1980, BS. Chương bảo vệ luận án Tiến sĩ y học tại Viện Hàn lâm y học Bungaria; ông cũng từng là chuyên gia của Bộ Y tế Lào... cùng với những tháng năm công tác tại Ban Y tế, Bộ Mỏ và Than - Bệnh viện Công ty Than III, Bộ Năng lượng. Quá trình học tập và công tác, ông đã hoàn thành 6 đề tài nghiên cứu về sức khỏe, về điều kiện lao động, khả năng lao động và phục hồi chức năng lao động

Nhiều năm công tác, học tập cả trong và ngoài nước, tiếp xúc với nhiều ca bệnh đã cho bác sĩ Chương những kinh nghiệm quý báu để ngày càng hoàn thiện các phương pháp chữa trị và hiểu thêm về những khó khăn của nhiều người khi mất đi khả năng lao động.

Sau thời gian công tác ở Bộ Y tế, Năng lượng, TS.Chương về nghỉ hưu, ông đã từ chối nhiều lời mời của các bệnh viện lớn, để về nhà và tự mở cho mình một phòng khám nhỏ với mong muốn giúp đỡ người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân nghèo được điều trị trong điều kiện tốt nhất có thể.

chuyen bac si tuoi 80 van miet mai chua benh

“Công việc này được tôi ấp ủ từ rất lâu rồi, từ khi còn đang công tác, tôi đã từng chứng kiến rất nhiều người vì lâm vào bệnh tật mà mất đi khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Nhiều người còn là trụ cột, là lao động chính của gia đình thì sẽ khó khăn vô cùng cho không chỉ họ, mà còn cả những người thân.

Đến khi về già có chút lương hưu, tôi dành dụm để mở phòng khám, mua sắm trang thiết bị. Để tiết kiệm chi phí, tôi có ý định dành cả tầng 1 của nhà mình để làm nơi khám chữa bệnh thì được vợ đồng ý ngay. Tôi được ủng hộ vì gia đình tôi phần lớn làm trong nghề y, vợ con tôi cũng là bác sĩ. Truyền thống gia đình đó khiến mọi người đều hiểu và trân trọng những giá trị mà nghề cao quý này mang lại”, ông Chương chia sẻ.

Ông còn cho biết thêm, phòng khám của ông chính là phòng khám tư nhân đầu tiên trong cả nước có chức năng điều trị phục hồi khả năng lao động. Hiện tại, phòng khám của bác sĩ Chương mở cửa từ 7h đến 20h các ngày trong tuần, chuyên khám chữa bệnh, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bằng phương pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Từ kinh nghiệm thực tế và những kiến thức đã học hỏi, nhiều năm qua, bác sĩ Chương đã tự mình nghiên cứu và bào chế bài thuốc xoa bóp đặc trị các chứng đau bằng các loại thảo dược. Ông chia sẻ, nhiều người đã khỏi bệnh nhờ bài thuốc “gia truyền” của ông, nhưng ông không giữ nó như một bí quyết kinh doanh mà luôn sẵn sàng chia sẻ với những ai cần đến.

Những trường hợp phải làm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tùy theo hoàn cảnh của bệnh nhân, ông thu một khoản tiền nhỏ dùng để đầu tư máy móc, trang thiết bị và thuốc. Với những người bệnh nặng, người cao tuổi hoặc người nghèo, ông khám chữa bệnh miễn phí. Chỉ cần họ cố gắng không bỏ dở điều trị, kiên nhẫn với phác đồ mà ông chỉ ra, dù sớm hay tối, dù phải kéo dài thời gian điều trị, ông vẫn rất niềm nở, giúp đỡ họ nhiều nhất có thể.

Quan trọng nhất trong chữa bệnh là tinh thần, phải có sự lạc quan, niềm tin rằng sẽ khỏi bệnh thì mới có thể khỏi được. Vì thế ngoài việc tận tâm cứu chữa, ông còn luôn động viên, chia sẻ với người bệnh, cho họ liều thuốc tinh thần để có thể mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật. “Ở đây, mọi người gần gũi và tự nhiên như ở nhà, không hề có khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân, ai nấy cũng đều vui vẻ, gắn bó. Những người trạc tuổi tôi, họ gọi tôi là anh, những người ít tuổi hơn, họ gọi là ông, là bố, rất tình cảm. Tôi thấy vui và tự hào về điều đó”, ông Chương nói.

Lâu nay, hỗ trợ công việc cho bác sĩ Chương ở phòng khám còn có cô con gái thứ 3 của ông. Từ khi nghỉ hưu, cô cũng ở tại phòng khám mỗi ngày để hỗ trợ ông các công việc liên quan đến giấy tờ, sổ sách. Ngoài ra, đứa cháu ngoại được ông truyền nghề, truyền nhiệt huyết với nghề cũng đã quyết tâm theo học ngành Y. Ông tâm sự, sau này không còn sức để làm việc nữa, ông sẽ giao lại phòng khám cho cháu để tiếp nối công việc hiện tại của mình.

Được người bệnh tin tưởng, yêu quý

Phòng khám của ông chỉ khoảng 40m2 nhưng vẫn đầy đủ các trang thiết bị, một gian dành cho trị liệu, một gian phục hồi chức năng. 25 năm qua, mỗi ngày vẫn có đều đặn gần chục người đến thăm khám. Người bệnh tìm đến ông từ nhiều địa phương khác nhau, nhiều người ở tận miền trung và miền nam cũng đến đây khám chữa bệnh. Tất cả đều được ông ghi chép đầy đủ trong quyển sổ theo dõi người bệnh. Có rất nhiều trường hợp bệnh nặng tìm đến ông và được ông hỗ trợ chữa khỏi, cho đến giờ ông vẫn nhớ tên, tuổi và địa chỉ của họ.

Trường hợp của bệnh nhân tên Hưng (ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội), nhà có 3 anh em đều sinh ra lành lặn, khỏe mạnh nhưng cứ đến tầm hơn 20 tuổi thì bỗng nhiên bị mù. Trước Hưng có một người anh bị tai biến đã qua đời, một người nữa bị mất tích, Hưng phải sống cùng một người bác họ. Khi được đưa đến gặp bác sĩ Chương, đôi mắt của Hưng đã không còn nhìn thấy ánh sáng. Thương hoàn cảnh của Hưng, ông quyết tâm không bỏ cuộc, suốt 5 tháng ròng rã, ông Chương đã phối hợp cùng với GS. Lê Đức Hinh (Bệnh viện Bạch Mai) cố gắng tìm mọi cách chữa trị cho Hưng. May mắn thay, mắt Hưng đã dần sáng trở lại, đã có thể nhìn thấy được màu đỏ và đen. Giờ đây Hưng đã có thể tự đi làm, kiếm sống nuôi bản thân.

Được chữa khỏi bệnh ở phòng khám của bác sĩ Chương từ lâu, nhưng bà Nguyễn Thị Lý (62 tuổi, ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội) vẫn thường xuyên đến địa chỉ quen thuộc này để được tư vấn sức khỏe, hướng dẫn tập luyện đúng cách. Bà cho biết trước đó bà bị thoát vị đĩa đệm khiến việc đi lại rất khó khăn. Mặc dù đã đi chữa ở một số nơi nhưng không khỏi. Từ khi biết đến phòng khám của ông, sáng nào bà cũng bắt chuyến xe buýt sớm để sang đây điều trị, nhờ ông tư vấn cách luyện tập. Sau hơn 1 tháng, sức khỏe của bà đã dần ổn định, đi lại cũng dễ dàng hơn.

Bà Nguyễn Thị Bình (Sóc Sơn, Hà Nội) được bác sĩ Chương chữa giúp bệnh đau dạ dày, đến nay đã khỏi và không tái phát. Thỉnh thoảng bà vẫn đến phòng khám bác sĩ Chương để thăm lại người thầy thuốc tận tâm, đức độ đã từng giúp đỡ bà trong quá khứ, nhiệt tình chữa bệnh mà không hề màng công xá. “Bác sĩ Chương rất tốt bụng, khám miễn phí cho người nghèo nên chúng tôi cũng đỡ được phần nào chi phí. Bệnh của tôi nằm viện rất tốn kém mà cứ khỏi được một thời gian thì lại tái phát, rất khổ sở. Rất may được biết đến bác sĩ, được điều trị ở đây một thời gian, giờ đã khỏi hẳn”.

Là thành viên của Hội chữ thập đỏ, Hội Đông y thành phố Hà Nội, Hội Người cao tuổi, Ban Di tích, Mặt trận tổ quốc… từ nhiều năm nay, ngoài việc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ở phòng khám, ông Chương còn tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ở địa phương như: Kêu gọi quyên góp tiền hỗ trợ đồng bào lũ lụt, cùng nhà chùa tổ chức hoạt động nấu cháo cho bệnh nhân ở viện lao phổi vào thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần… Ở địa phương, ông Chương là tấm gương được bà con hàng xóm, các cháu đoàn viên thanh niên yêu quý, ngưỡng mộ và học hỏi.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam vừa chính thức giới thiệu Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt, chiếc xe là sự hòa trộn giữa khả năng vận hành mạnh mẽ - sẵn sàng đồng hành trong mọi hành trình khám phá, sự tiện nghi tối ưu và loạt công nghệ hiện đại tập trung vào khách hàng. Tất cả được gói gọn trong một mẫu SUV thể thao vững chãi, tinh tế và đầy cảm hứng khi lái.
Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.

Tin khác

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Xem thêm
Phiên bản di động