--> -->

Chú trọng tạo việc làm, giúp người lao động vùng bán sơn địa ổn định cuộc sống

Tham gia Phiên Giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì và các vùng lân cận có cơ hội ứng tuyển vào 2.500 vị trí, với thu nhập dao động từ 5 đến trên 10 triệu đồng/tháng khi làm việc trong nước và tới hơn 35 triệu đồng/tháng khi làm việc ở nước ngoài.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, đảm bảo an sinh xã hội tại quận trung tâm của Thủ đô Gần 1.300 chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh Gần 2.500 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022

Ngày 22/5, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động; và tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022.

Chú trọng tạo việc làm, giúp người lao động vùng bán sơn địa ổn định cuộc sống
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì và Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tham gia Phiên Giao dịch việc làm. Ảnh: Trần Oanh.

Tham dự Chương trình có bà Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội; ông Phùng Tân Nhị - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ba Vì.

Phát biểu tại Chương trình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, trên địa bàn huyện Ba Vì hiện có trên 9.000 công nhân lao động ngày đêm hăng hái thi đua lao động sản xuất ở mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của huyện và nộp ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, đời sống của một bộ phận công nhân còn khó khăn, nhất là vấn đề thu nhập, nhà ở, môi trường làm việc…

Phát huy kết quả đã đạt được năm 2021, hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2022 với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về An toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, “Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, huyện Ba Vì sẽ tập trung thực hiện 7 nhiệm vụ.

Trong đó, tập trung phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, người lao động, đảm bảo An toàn vệ sinh lao động. Đồng thời, tăng cường xây dựng văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc. Về phía người lao động, cần chủ động, tích cực, tự giác thực hiện nghiêm các quy định, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cũng đề nghị các cấp ủy và người đứng đầu chính quyền, doanh nghiệp định kỳ gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại với công nhân, giải quyết kịp thời những vấn đề người lao động quan tâm; tăng cường thanh tra, kiểm tra về An toàn vệ sinh lao động, đặc biệt trong ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao, trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề…

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cũng cho biết, Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 365.000 người dân sinh sống tại 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Thời gian qua, huyện luôn quan tâm, chú trọng tìm kiếm và tạo việc làm, định hướng, đào tạo cho người lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho các gia đình, qua đó tăng trưởng kinh tế - xã hội cho huyện, cũng như Thủ đô.

Bởi vậy, nhân Lễ hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động lần này, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Phiên Giao dịch việc làm lưu động năm 2022.

Khẳng định việc tổ chức Phiên Giao dịch việc làm lưu động tại huyện Ba Vì có ý nghĩa hết sức thiết thực, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết: Phiên Giao dịch việc làm là một trong những giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường lao động, đặc biệt là để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện và khu vực lân cận sau đại dịch Covid-19…

“Phiên Giao dịch việc làm không chỉ tạo kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, mà còn là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động. Bên cạnh đó, người lao động còn được cung cấp thông tin thị trường lao động để từ đó học hỏi, trau dồi, trang bị thêm cho mình những kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động thị trường việc làm khi ra trường, tăng thêm kinh nghiệm khi tiếp cận thị trường lao động”, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn khẳng định.

Theo đó, tham dự phiên Giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022 có 30 doanh nghiệp, đơn vị đăng ký tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.498 chỉ tiêu; trong đó: Nhu cầu tuyển sinh 613 chỉ tiêu, nhu cầu tuyển dụng và xuất khẩu lao động là 1.883 chỉ tiêu.

Về ngành nghề, ví trí tuyển dụng, người lao động có cơ hội ứng tuyển khá đa dạng vị trí ngành nghề. Cụ thể, trong tổng số 30 doanh nghiệp tham gia, có 13 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, may mặc, siêu thị, xây dựng, xuất khẩu lao động…

Chú trọng tạo việc làm, giúp người lao động vùng bán sơn địa ổn định cuộc sống
Người lao động tìm hiểu cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022. Ảnh: Trần Oanh.

Về trình độ, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học - Cao đẳng chiếm số lượng nhiều nhất với 781 lao động, tuyển dụng lao động có trình độ Trung cấp - Công nhân kỹ thuật là 424 lao động và 678 chỉ tiêu tuyển dụng lao động phổ thông.

Tổng hợp từ các doanh nghiệp cho thấy, có 582 chỉ tiêu có mức thu nhập cao (từ 10 triệu đồng trở lên/tháng) dành cho các vị trí kinh doanh, quản lý, kỹ sư, giám sát, trưởng, phó phòng dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, khả năng chịu được áp lực công việc cao. Mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng có 774 chỉ tiêu dành cho các vị trí việc làm kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, lao động phổ thông có tay nghề..

Đối với mức thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng có 362 chỉ tiêu dành cho vị trí việc làm thời vụ, bán thời gian hoặc sinh viên mới ra trường, người lao động phổ thông ở các vị trí công việc tập sự, đơn giản, chưa yêu cầu chuyên môn cao. 165 chỉ tiêu còn lại có mức lương do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn.

Đặc biệt, tại Phiên Giao dịch việc làm lưu động lần này, doanh nghiệp cũng giới thiệu tới người lao động địa phương và các vùng lân cận 300 chỉ tiêu du học nghề, đi làm việc tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… với mức lương cơ bản lên tới 35 triệu đồng/tháng.

Phiên Giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì năm 2022 không chỉ là cơ hội cho người lao động và học sinh trên địa bàn huyện Ba Vì cũng như các vùng phụ cận được tiếp cận thông tin về nhu cầu tuyển dụng tuyển sinh của các doanh nghiệp, đơn vị, các cơ sở đào tạo dạy nghề; mà còn mang đến cho người lao động trên địa bàn cơ hội được tư vấn, giới thiệu và định hướng về đào tạo, dạy nghề; tư vấn việc làm, tư vấn các kỹ năng phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp và tư vấn về chính sách pháp luật... qua đó vững vàng tiếp cận thị trường lao động.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.

Tin khác

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

Báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý II năm nay cao so với quý trước, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Mỗi dịp hè đến, sinh viên lại đứng giữa ngã rẽ lựa chọn: về quê nghỉ ngơi sau những tháng ngày học tập căng thẳng hay ở lại thành phố tìm việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm? Đằng sau mỗi quyết định là một câu chuyện và là lựa chọn phù hợp với bản thân của mỗi người.
Xem thêm
Phiên bản di động