-->

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông

(LĐTĐ) Có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ý thức của người tham gia giao thông đang có sự chuyển biến tích cực. Dễ nhận thấy nhất, tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ, nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi Vun đắp, lan tỏa văn hóa giao thông Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"

Bước tiến cần thiết

Những ngày qua, việc tăng mức phạt vi phạm giao thông là chủ đề làm “nóng” các diễn đàn trên mạng xã hội. Không ít người dân tỏ ra bất ngờ trước quy định mới, băn khoăn về mức phạt cao so với thu nhập. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng mức phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đã trở thành một trong những giải pháp mạnh mẽ để giảm tình trạng vi phạm và nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Điều này được thể hiện rõ rệt qua việc thay đổi mức phạt trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Chẳng hạn, tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), hàng loạt hành vi vi phạm giao thông phải chịu mức xử phạt hành chính cao gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với trước đây, đặc biệt với nhóm lỗi có tính chất cố ý và là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn. Đơn cử như, với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mức phạt tiền 18 - 20 triệu đồng, cao gấp 4 lần quy định cũ. Hành vi: Quay đầu xe trên đường cao tốc, đi ngược chiều hoặc lùi xe trên cao tốc, đi mô tô vào đường cao tốc... có mức phạt cao gấp 2 - 3 lần.

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông
Tại một số tuyến đường có mật độ phương tiện cao, dù còn ùn ứ nhưng đã chấm dứt tình trạng người dân chen lấn đi lên vỉa hè, dừng xe quá vạch và vượt đèn đỏ.

Một số hành vi như: Vận chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn; cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi công vụ; không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần so với hiện hành. Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông mức phạt tăng rất mạnh đến 36 - 50 lần…

Cần khẳng định rằng, Nghị định 168/2024/NĐ-CP ra đời với mục tiêu là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của người dân, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông - một vấn đề nhức nhối của xã hội. Việc tăng mức phạt được kỳ vọng sẽ tạo sức răn đe lớn hơn, buộc người dân phải nghiêm túc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ.

Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ được coi là một giải pháp quan trọng trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo cơ hội bứt phá xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại. Để các quy định trong Nghị định số 168 thật sự phát huy hiệu quả cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Trong đó, mỗi công dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng môi trường, văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Từ đó, thay đổi suy nghĩ, hành vi, có ý thức tuân thủ luật lệ của người tham gia giao thông. Dễ thấy nhất là việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông triển khai trong thời gian qua. Thông qua mức phạt cao, xử lý “không có vùng cấm”, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đã từng bước tạo thói quen “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông”, góp phần giảm số vụ tai nạn giao thông do rượu bia.

Thực tế, theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện mật độ dân cư của Hà Nội rất lớn, bình quân 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân cư cả nước. Tốc độ tăng dân số cơ học trung bình hằng năm 1,4%/năm là rất cao. Cùng với tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân cao gấp hàng chục lần chỉ số gia tăng hạ tầng làm cho mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường, nút giao thông rất lớn. Đặc biệt vào khung giờ cao điểm, dẫn đến lưu lượng phương tiện thực tế trên nhiều tuyến đường, nút giao vượt quá lưu lượng thiết kế.

Ví dụ như đường Nguyễn Trãi có lưu lượng gấp 2,5 - 3,2 lần so với thiết kế; đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển cao gấp 4,3 - 4,9 lần; đường Lê Văn Lương cao gấp 2,7 - 3,3 lần; đường Xuân Thủy - Cầu Giấy cao gấp 2,1 - 2,6 lần; đường Láng cao gấp 1,2 - 1,8 lần; đường Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng cao gấp 1,5 - 2,4 lần… Dẫn như vậy để thấy, nếu không có động thái mạnh nhằm tăng cường ý thức người tham gia giao thông, thì việc tràn lan vi phạm sẽ dẫn đến giao thông Thủ đô hỗn loạn.

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Theo thống kê của cơ quan chức năng, có đến 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, đi không đúng phần đường, làn đường, vi phạm quy tắc tránh vượt, chuyển hướng chiếm tỷ lệ hơn 30%; lấn trái đường gần 24%; thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo khoảng cách an toàn chiếm hơn 29%; vi phạm tốc độ 3,8%...

Theo các chuyên gia, văn hóa giao thông được xây dựng từ ý thức chấp hành pháp luật, cách ứng xử, hành động đẹp, việc làm hay của người dân khi tham gia giao thông. Muộn còn hơn không, các cơ quan chức năng cần chú trọng xây dựng văn hóa giao thông không phải là tăng cường xử phạt, mà phải tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật, nhắc nhở khi vi phạm, làm sao để cho người tham gia giao thông cảm thấy “ngượng” khi vi phạm, chứ không chỉ thấy khó chịu khi phải “nộp phạt”.

Ở câu chuyện tăng mức phạt, có thể thấy các mức phạt vi phạm giao thông mới đã tạo ảnh hưởng rất lớn đến người dân, khiến bất kỳ ai cũng phải chú tâm đến luật giao thông, tự mình chấn chỉnh các hành vi chưa đúng khi tham gia lưu thông.

Anh Lê Trung Nguyên (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) cho biết: Với mức phạt cao như vậy, chắc chắn bất cứ ai cũng phải e dè, không dám vi phạm. Những hành vi vốn trước đây được xem là thói thường, là tập quán như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè… bây giờ ít ai còn dám. Phạt một lần sợ đến già.

Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông
Hình ảnh không đẹp của một người tham gia giao thông đã được lực lượng chức năng nhắc nhở.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lập (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Chỉ mới áp dụng chưa đến chục ngày mà tình hình giao thông êm ả hẳn. Ra đường thấy dễ chịu, an toàn hơn nhiều. Không ít người vẫn kêu ca về mức phạt cao, nhưng tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Một thời gian nữa, khi số lượng vi phạm ngày càng ít đi, nề nếp giao thông hình thành, chính những ngươi vi phạm sẽ tự biết xấu hổ mà thay đổi”.

Rõ ràng, tăng mức phạt giao thông theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP là một bước đi cần thiết, đúng đắn để nâng cao an toàn giao thông. Việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn, tuy có thể gây ra một số bất tiện trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ góp phần hình thành văn hóa giao thông an toàn và ý thức lái xe có trách nhiệm hơn cho người dân. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây chỉ là một giải pháp tình thế.

Để giải quyết triệt để nạn ùn tắc giao thông, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, người tham gia giao thông và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông công cộng đến nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Trong công tác xử lý các vi phạm cần bảo đảm tính công khai, minh bạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ như: Camera giám sát giao thông và hệ thống xử phạt tự động; phòng chống các hành vi tiêu cực của lực lượng chức năng trong khi làm nhiệm vụ…

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

(LĐTĐ) Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tổ chức đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch như thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bái Đính - Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Tam Chúc (tỉnh Hà Nam)…
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài

(LĐTĐ) Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông được cơ quan chức năng tiến hành thông xe tạm thời trên đoạn tuyến dài 1,9km.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

(LĐTĐ) Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã  thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

(LĐTĐ) Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long

(LĐTĐ) "Hành vi vi phạm đã bị chúng tôi phát hiện thì sẽ không thể trốn tránh được, trong trường hợp không thể phạt nóng sẽ tiến hành xác minh, phạt nguội sau chứ không để bỏ lọt vi phạm", đại diện Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 11 nhấn mạnh.
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Ban Quản lý bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức kiểm tra đột xuất các phương tiện vận tải hành khách.
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô

Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội sẽ tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) để người dân vui Xuân đón Tết an toàn. Các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông như: Người điều khiển xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn, chất ma túy; vi phạm tốc độ… sẽ bị xử lý nghiêm trên tinh thần "thượng tôn pháp luật".
Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân

Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn bộ mạng lưới xe buýt của đơn vị sẽ hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân dịp này.
Hơn 4 triệu lượt hành khách đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp cao điểm Tết

Hơn 4 triệu lượt hành khách đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp cao điểm Tết

(LĐTĐ) Ngày 20/1, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất cho biết, cao điểm Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 14/1/2025 đến 12/2/2025 (tức ngày 15 tháng Chạp đến hết 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), sẽ có 26.033 chuyến bay đi, đến tại sân bay Tân Sơn Nhất với tổng 4.028.003 hành khách.
Xem thêm
Phiên bản di động