Cảnh giác khi nhận cuộc điện thoại mạo danh công an
Theo phản ánh của anh Nguyễn Thành An (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mới đây anh nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ nghi ngờ thuộc về một đường dây lừa đảo. Sau khi giới thiệu mình là nhân viên của bưu điện, người bên phía đầu dây đề nghị xác nhận họ tên và cho biết anh đang nợ số tiền khoảng gần 50 triệu đồng.
Nhân viên tổng đài tự xưng còn thông báo, anh An có bưu phẩm chuyển đến là thư mời triệu tập của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tiếp đó đề nghị trợ giúp việc trình báo bằng cách kết nối đến đường dây nóng của Công an thành phố Hà Nội.
![]() |
Một tờ “Lệnh bắt tạm giam” giả - đây là “chiêu” mà nhiều đối tượng dùng để lừa đảo người dân. (Ảnh: CQCA) |
Sau đó, anh An tiếp tục trao đổi với một người tự xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội. Người này sau đó cung cấp địa chỉ một website kèm theo yêu cầu anh An phải “chuyển tài khoản trong thẻ ngân hàng theo hướng dẫn trên website để Bộ Công an tạm thời quản lý”.
Cảm thấy bất thường nên anh An không chuyển tiền vào số tài khoản mà người tự xưng là công an yêu cầu.
Một trường hợp khác, chị Nguyễn Hà Loan (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng nhận được cuộc điện thoại với nội dung như trên. Lo sợ dính dáng đến pháp luật nên chị Loan đã vội vàng ra ngân hàng chuyển 30 triệu đồng vào tài khoản mà các đối tượng yêu cầu. Sau đó, chị mới biết mình bị lừa. Chị lập tức đến ngân hàng thông báo nhưng cũng không lấy lại được số tiền trên.
Trao đổi với phóng viên, Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng - cán bộ điều tra (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, cơ quan công an liên tiếp nhận được phản ánh của người dân về việc bị các đối tượng mạo danh công an để lừa đảo qua điện thoại.
Đây là một hình thức lừa đảo không mới, các đối tượng sẽ đi theo đúng quy trình được lập trình sẵn. Đặc điểm nhận dạng của các đối tượng này là chúng thường tiếp xúc với nạn nhân bằng cách mạo danh nhân viên bưu điện.
Những cuộc gọi này sẽ đi kèm theo thông báo chủ thuê bao đang nợ cước điện thoại, có bưu phẩm lâu ngày không nhận, thiếu nợ ngân hàng hoặc có liên quan đến các vụ án đang được điều tra để rồi từ đó buộc người dân phải xác minh danh tính và kê khai tài sản.
Để tạo sự tin tưởng cho bị hại, các đối tượng xấu còn sử dụng phần mềm giả mạo số gọi đến để người bị hại dù có kiểm tra qua tổng đài 1080 hay qua mạng internet… cũng không thể phát hiện được.
Khi nạn nhân rơi vào bẫy mà chúng giăng ra, các đối tượng liền xưng danh là công an, tòa án và đề nghị chuyển tiền đến các tài khoản mạo danh để kiểm tra nhằm chiếm đoạt và trục lợi.
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng, để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Do đó, khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu tương tự như trên, người dân cần khẩn trương báo tin cho đơn vị công an nơi gần nhất.
Người dân cũng cần cảnh giác việc bị dàn cảnh nhằm qua mặt để lừa đảo bởi các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao. Ngoài việc giả mạo cán bộ công an, tòa án, bọn tội phạm còn thường xuyên sử dụng thủ đoạn tin nhắn rác, tin nhắn trúng thưởng, giả danh người nước ngoài nhắn tin làm quen và gửi quà tặng về Việt Nam...
Không chỉ vậy, trong nhiều vụ việc, các đối tượng xấu đã chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người dùng. Từ tài khoản mạng xã hội đó, kẻ xấu sẽ nhắn tin lừa đảo tới những người khác trong danh sách bạn bè của nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52