--> -->

Cần tập trung nguồn lực tạo đột phá cho vùng Đông Nam Bộ

Kết cấu giao thông, môi trường và nhà ở đang là 3 vấn đề cốt lõi mà khu vực Đông Nam Bộ cần tập trung giải quyết để phát triển bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh như vậy và yêu cầu các thành viên trong vùng Đông Nam Bộ tích cực có các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn nói trên.
Bình Dương tìm giải pháp bứt tốc Gỡ “điểm nghẽn” để vùng Đông Nam Bộ tiến nhanh Đến năm 2030 Đồng Nai sẽ có thêm 6 đô thị mới

Tập trung xử lý 3 vấn đề lớn

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ yêu cầu, Hội đồng vùng cần hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính, phải tạo ra của cải vật chất.

Trong đó, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và tập trung xử lý 3 vấn đề lớn trong những năm tới của vùng. Một là giải quyết ách tắc giao thông. Hai là bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường sống và môi trường sinh thái. Ba là giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, giải quyết những khu “ổ chuột” trong Thành phố.

Cần tập trung nguồn lực tạo đột phá cho vùng Đông Nam Bộ
Ảnh minh họa.

Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên trong Hội đồng vùng tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch, đặc biệt đối với quy hoạch TP.HCM, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Thủ tướng cho biết, sẽ cùng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc lập quy hoạch TP.HCM và quy hoạch vùng để hình thành được sự kết nối về chiến lược, quy hoạch, kết cấu hạ tầng tạo không gian kinh tế thống nhất giữa các địa phương trong vùng.

“Quy hoạch phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn và phải chỉ ra và phát huy được các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hạn chế. Đồng thời, phải hóa giải các khó khăn, tồn tại, thách thức, yếu kém của vùng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu Hội đồng vùng chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng. Cơ chế đột phá, đặc thù cần đi liền chính sách ưu tiên, trên tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

Cùng với đó, Hội đồng vùng phải hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng. Đặc biệt là các địa phương phải đoàn kết, đồng lòng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố, không thực hiện manh mún, cạnh tranh và hạn chế lẫn nhau.

Thủ tướng cũng đề nghị, các thành viên Hội đồng vùng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong vùng nghiên cứu các cơ chế, chính sách và có các hoạt động điều phối, liên kết cụ thể trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao (trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Đây là nhiệm vụ đặc trưng nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng, khác biệt so với các vùng khác.

Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết. Bộ Tài chính được Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, cố gắng hoàn thành trong quý III/2023.

Phát triển Cần Giờ lên tầm cao mới

Ngay sau khi chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực địa, tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh của huyện Cần Giờ và nghe báo cáo về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM.

Thủ tướng nhấn mạnh, huyện Cần Giờ có tiềm năng rất lớn, tinh thần là phải đổi mới tư duy, hành động nhanh, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả, triển khai các công việc theo hướng "vừa chạy vừa xếp hàng", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, nâng sự phát triển của huyện Cần Giờ lên tầm cao mới, thành đô thị vệ tinh hiện đại, văn minh, thông minh, sinh thái của TP.HCM và cả vùng Đông Nam bộ.

Liên quan dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thủ tướng cho rằng, cảng Cần Giờ có khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế, cạnh tranh với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia và các cảng quốc tế, không cạnh tranh với Cái Mép -Thị Vải mà bổ sung, phối hợp để phát huy tốt nhất các thế mạnh.

Báo cáo Thủ tướng, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển Portcoast (đơn vị tư vấn) cho biết, dự án cảng Cần Giờ nằm ở vị trí thuận lợi giao thương thế giới. Dự án được kỳ vọng góp phần phát triển kinh tế cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời giúp TP.HCM giữ vững vị trí trung tâm logistics của khu vực, vươn lên đứng hàng đầu cả nước về vận tải biển.

Với tổng vốn đầu tư dự kiến 5,4 tỷ USD, cảng sẽ xây dựng với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo lộ trình, công tác chuẩn bị đầu tư sẽ được triển khai từ năm 2023 đến năm 2024. Từ năm 2024 đến năm 2026 triển khai xây dựng và đưa vào khai thác cảng từ năm 2027. Quy mô đầu tư bến cảng đề xuất xây dựng cho tiếp nhận tàu mẹ trọng tải lên đến 250.000 DWT. Tổng chiều dài bến chính và bến sà lan lần lượt là 6,8 km và 1,9 km.

Theo ông Tuấn, sau khi hình thành, dự kiến cảng Cần Giờ sẽ thu hút được số vốn đầu tư lớn từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển hiện đại; tạo việc làm cho khoảng 6.000 - 8.000 nhân viên, lao động tại cảng và hàng chục nghìn lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics... Dự kiến giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, cảng đóng góp trực tiếp cho ngân sách thông qua các khoản thuế, phí ước tính từ 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm.

Sau năm 2030, TP.HCM sẽ làm đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác. Đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao đường Rừng Sác và cao tốc Bến Lức - Long Thành tại xã Bình Khánh đến nút giao đường kết nối cảng tại xã Long Hòa sẽ được xây dựng. TP.HCM cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng tuyến metro dọc theo đường Rừng Sác kết nối từ khu đô thị biển Cần Giờ với tuyến metro số 4 tại huyện Nhà Bè.

Minh Tuấn

Nên xem

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Ngày 17/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố, đơn vị bầu cử số 2 (các phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Hồng Hà) đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Giá xăng giảm gần 200 đồng/lít từ 15h ngày 17/7

Giá xăng giảm gần 200 đồng/lít từ 15h ngày 17/7

Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước chiều 17/7, giá xăng được điều chỉnh giảm đồng loạt. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm gần 200 đồng/lít.
Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, rác thải điện tử đang trở thành một vấn đề môi trường đáng báo động. Tại Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục và công nghệ hàng đầu cả nước, lượng rác thải điện tử phát sinh ngày càng tăng, đòi hỏi những giải pháp xử lý hiệu quả, đồng bộ và bền vững.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương dâu da xoan

Hương dâu da xoan

Sáng đầu hạ, trên đường đi làm, tôi bất chợt nhận ra một mùi hương rất đỗi thân quen, thanh nhẹ như sương sớm phảng phất trong gió. Không rõ từ đâu, chỉ thấy lòng chùng xuống. Nhìn sang bên đường, tôi bắt gặp một vòm hoa trắng ngà đang bung nở trong gió. Dâu da xoan - tôi thầm gọi tên loài cây đã lâu không nhớ đến, mà sao bỗng thấy như chạm vào miền ký ức cũ.
Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Sáng 17/7, tại phường Từ Liêm, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố số 12 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1). Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri của 4 phường Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ.
Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp rất hiệu quả và khoa học. Hiện tại đang dồn sức cho các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng: Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Tin khác

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Phân luồng giao thông phục vụ công tác tu sửa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc phân luồng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, sửa chữa.
Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Camera AI tuần tra 24/7: Cảnh sát giao thông không cần ra đường chặn bắt, nộp phạt online tại nhà

Trung tâm thông tin chỉ huy của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an chính thức hoạt động 24/24 giờ với công nghệ AI hiện đại, tự động phát hiện vi phạm và gửi thông báo trong 2 tiếng. Thay vì tuần tra thủ công, CSGT giờ đây sẽ "tuần tra" trên môi trường điện tử, hướng tới mục tiêu người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông ngay tại nhà, góp phần hình thành văn hóa giao thông công bằng, minh bạch.
Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Nồng độ cồn của tài xế gây tai nạn ở Dương Nội khiến nhiều người giật mình

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại Dương Nội, Hà Nội đã khiến khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, nhiều người bị thương, trong đó có một cháu bé. Cơ quan chức năng xác định tài xế điều khiển ô tô trong tình trạng nồng độ cồn rất cao: 0,861 mg/L khí thở, vượt hơn 2,2 lần mức “kịch khung” theo quy định tại Nghị định 168/2024.
Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Tai nạn ở Dương Nội: Ô tô tông liên hoàn, 1 người chết, tài xế có dấu hiệu say xỉn

Vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng xảy ra tối 16/7 tại đường Nguyễn Trác, phường Dương Nội, Hà Nội khiến ít nhất 1 người tử vong và nhiều phương tiện hư hỏng nặng. Tài xế ô tô con gây tai nạn được nhân chứng mô tả có biểu hiện say xỉn, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội tăng cường phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nhằm nâng cao mức độ an toàn, phòng ngừa và xử lý hiệu quả các tình huống cháy nổ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bổ sung hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.
Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Chuyển đổi giao thông xanh: Nhiệm vụ cấp bách, hành động quyết liệt!

Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với các đô thị lớn trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố đông dân, mật độ phương tiện cao, việc chuyển đổi sang giao thông xanh, sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng… không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp bách. Với quyết tâm chính trị cao và những bước đi cụ thể, Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, xanh, sạch và bền vững, góp phần kiến tạo một đô thị đáng sống cho hôm nay và mai sau.
Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Giao thông bền vững và bài học từ thế giới cho Hà Nội

Trong thế kỷ XXI, khi các đô thị ngày càng đông đúc và tài nguyên dần cạn kiệt, khái niệm giao thông bền vững nổi lên như một giải pháp toàn diện, hướng tới phát triển hài hòa giữa con người, môi trường, kinh tế. Nhiều quốc gia đã đi trước, thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh - sạch - hiệu quả. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước chính là “tấm gương soi” quý giá để thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung có thể vạch ra con đường phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi phương tiện giao thông xanh trước năm 2030

Hà Nội đặt mục tiêu, quyết tâm chuyển đổi xe buýt xanh chậm nhất đến năm 2030. Đến nay, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch của năm 2026. Tuy nhiên, cần đảm bảo được tiến độ ở những giai đoạn tiếp theo và sự quan tâm của các sở, ngành.
Xem thêm
Phiên bản di động