--> -->

Gỡ “điểm nghẽn” để vùng Đông Nam Bộ tiến nhanh

Quy hoạch manh mún, kết nối giao thông chưa đồng bộ, mạng lưới y tế chưa phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu là những "điểm nghẽn" lớn nhất hiện nay khiến vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) chưa thể bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng sẵn có.
Phát huy vai trò hạt nhân của TP.HCM trong Vùng Đông Nam bộ Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

Tăng kết nối giao thông liên vùng

Tại Hội nghị trao đổi hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ diễn ra vừa qua, các ý kiến chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước đều thẳng thắn nhìn nhận những điểm nghẽn nêu trên đã và đang kìm hãm sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ, cấp thiết phải có giải pháp tháo gỡ, trong đó là điểm nghẽn về hạ tầng, y tế và chất lượng nguồn nhân lực.

Gỡ “điểm nghẽn” để vùng Đông Nam Bộ tiến nhanh
Cầu Mỹ Thuận 1 và 2 (đang xây dựng), kết nối trực tiếp giữa Tiền Giang với Vĩnh Long. Ảnh: Xuân Tình

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, hiện có 3 tuyến đường sắt quan trọng đi qua khu vực Đông Nam Bộ phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư năm 2025, triển khai giai đoạn 2025 - 2030 là đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt TP.HCM - Cần Thơ.

Dự án sân bay Long Thành dự kiến khai thác giai đoạn 1 vào năm 2025 trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM đang quá tải. Vì thế các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ thống nhất tiếp tục ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Mặc khác các địa phương trong vùng cũng đã thống nhất về sự cần thiết đầu tư, phương án kéo dài tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) của TP.HCM về Bình Dương và Đồng Nai.

Tuy nhiên vấn đề vướng mắc lớn hiện nay là tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho những dự án giao thông có tính chất đi qua nhiều địa bàn. Để tháo gỡ vấn đề này, ông Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng. Quỹ này được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.

“Hiện nay có thể có 2 lựa chọn thành lập quỹ. Thứ nhất là TP.HCM và các tỉnh trong vùng có thể thành lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng. Thứ hai là phương án do Thủ tướng Chính phủ thành lập, trực thuộc hoặc gắn kết với Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ”, ông Trương Minh Huy Vũ nêu quan điểm.

Dưới góc độ quản lý Nhà nước, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM đề nghị lãnh đạo các địa phương trong vùng cần tập trung chỉ đạo triển khai các dự án, trước hết là các dự án đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị … đồng thời giải quyết tốt vấn đề quy hoạch và cùng nhau phối hợp làm việc với Bộ GTVT để triển khai nhanh các dự án theo quy hoạch được duyệt. Đối với các dự án đường sắt, các địa phương phải chủ động thống nhất giữa Bộ GTVT để cập nhật vào quy hoạch chung của từng tỉnh.

Phát triển y tế và nguồn nhân lực

Một điểm nghẽn khác cần được tháo gỡ kịp thời cho vùng Đông Nam Bộ là đầu tư y tế và đào tạo nhân lực. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho rằng, sau thời gian tập trung nguồn lực để ứng phó với đại dịch Covid-19, đã đến lúc ngành y tế các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ cùng nhau rà soát, đánh giá lại năng lực của hệ thống Y tế so với nhu cầu thực tế. Trên cơ sở đó tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm và đầu tư nguồn lực cho hệ thống y tế phát triển.

“Việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn TP.HCM và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thành phố và các tỉnh trong vùng mang ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực”, ông Tăng Chí Thương cho biết, đồng thời chia sẻ việc hiện nay các địa phương đang chờ quyết định và hướng dẫn của Bộ Y tế về việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật vùng Đông Nam Bộ.

Trong thời gian này, lãnh đạo Viện Pasteur TP.HCM và Viện Y tế công cộng TP.HCM sẽ tăng cường phối hợp trao đổi thông tin về giám sát dịch bệnh giữa các Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành với nhau. Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì giao ban trực tuyến hằng tuần chuyên đề về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng với Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

“Sở Y tế TP.HCM không dừng ở hoạt động hỗ trợ, chuyển giao mà mong muốn có sự hợp tác giữa các Sở Y tế vùng Đông Nam Bộ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, thử nghiệm các giải pháp mới trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân”, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho hay.

Trong khi đó, về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân cho biết, sẽ hỗ trợ các địa phương trong đào tạo nhân lực, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi số, y tế. Cùng với đó sẽ đồng hành tư vấn, xây dựng, phản biện các chính sách quy hoạch; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; cam kết nâng cấp các trường đại học, cao đẳng nghề trong khu vực, qua đó tạo sức bật tốt hơn cho các trường tại địa phương.

“Hiện Đại học Quốc gia TP.HCM đang nghiên cứu, xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số vùng, trong đó đào tạo cấp văn bằng với trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ khoảng 7.500 sinh viên/năm”, ông Vũ Hải Quân cho biết thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.
Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi

Ngày Dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Thông điệp này nhằm nhấn mạnh đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên được tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế để chủ động, tự do và có trách nhiệm trong quyết định về sinh sản.
EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

EVNHANOI cảnh báo thủ đoạn mạo danh ngành điện lợi dụng sắp xếp tổ chức để lừa đảo

Hiện nay, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã thực hiện tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực, từ 30 đơn vị cấp quận/huyện, thành 12 Công ty Điện lực khu vực, phù hợp với địa giới hành chính mới của Thủ đô. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho những tổ chức lừa đảo, lợi dụng thông tin sáp nhập để giả danh nhân viên ngành điện, thực hiện hành vi lừa đảo tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng tỷ đồng "bốc hơi" vì chiêu trò lừa đảo sàn vàng quốc tế siêu lợi nhuận

Hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng của nhiều người dân Hà Nội đã "bốc hơi" chỉ sau vài cú nhấp chuột vì tin những lời mời gọi "rót vốn" siêu lợi nhuận vào các sàn giao dịch vàng quốc tế ảo. Công an thành phố Hà Nội tiếp tục cảnh báo về chiêu thức lừa đảo tinh vi này, khi các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết để chiếm đoạt tài sản.
Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thời gian qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục được giữ ổn định. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ của công chức được áp dụng trong việc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý mang tính chất chiến lược, đột xuất, cấp bách, không thường xuyên.

Tin khác

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động