--> -->

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 2 lần giảm lãi suất điều hành, có chính sách cơ cấu giãn nợ… nhưng như vậy là chưa đủ để giúp doanh nghiệp phục hồi. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mong muốn chính sách tiền tệ của NHNN cần chủ động, linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Thông qua các nghị quyết quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển gắn với chính sách an sinh Khơi thông sức mạnh nội sinh để thúc đẩy kinh tế tập thể Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và vai trò của doanh nghiệp

Doanh nghiệp chật vật

Khu vực Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đầu tàu của cả nước, là khu vực mà kinh tế tư nhân phát triển mạnh với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, đóng góp hơn 30% GDP, 45% tổng thu ngân sách và 40,4% vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, trong quý I/2023, tăng trưởng huy động và cho vay ở khu vực Đông Nam Bộ đang ở mức thấp hơn bình quân của cả nước, nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh đang chững lại.

Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết quý I/2023, huy động vốn khu vực Đông Nam Bộ đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 huy động toàn quốc, giảm 0,75% so với cuối năm 2022. Tín dụng đạt gần 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 35% dư nợ toàn quốc, tăng 1,72% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, huy động vốn vẫn thấp hơn mức tăng chung của cả nước 1,24% và tín dụng vẫn thấp hơn mức tăng chung cả nước là 2,61%.

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng
Ngành dệt may tại TP.HCM gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp liên tục phải cắt giảm lao động từ cuối năm 2022 đến nay. Ảnh: Phạm Nguyễn

Nguyên nhân dẫn tới việc tăng trưởng tín dụng ở khu vực thấp hơn so với toàn quốc là do những khó khăn chung cộng hưởng với những khó khăn đặc thù ở khu vực Đông Nam Bộ. Trong đó, sản xuất, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp không có đơn hàng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, giá nguyên vật liệu cao, thị trường bất động sản khó khăn - cung, cầu, giá đều giảm….

Tại một hội nghị mới đây, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tình hình kinh tế quý IV/2022 và quý I/2023 của TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhưng từ tháng 4, một số chỉ số đã có chiều hướng tích cực. Cụ thể, chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp tăng 3%, doanh thu du lịch tăng 7,46%, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM đạt 340 nghìn lượt… Tăng trưởng tín dụng tháng 4 của TP.HCM cũng cải thiện so với 3 tháng đầu năm. Song hiện nay có gần 50% doanh nghiệp ở TP.HCM đang sản xuất cầm chừng, giữ lao động và hầu như không có nhu cầu tín dụng do không có thị trường. Một bộ phận doanh nghiệp có nhu cầu về vốn lưu động để giải quyết nhu cầu thanh toán ngắn hạn, tạo thanh khoản. Đối với khoản vay đến hạn, thanh toán gặp khó khăn do hàng bán không được.

Ngoài ra, còn có việc doanh nghiệp ngại tiếp cận gói tín dụng ưu đãi, do nhu cầu tín dụng và ngại vấn đề liên quan đến cơ quan chức năng. Đối với bất động sản, người mua ngại vay, mong muốn có chính sách ưu đãi cho người mua nhà.

“Dự báo các tháng còn lại của 2023, kinh tế - xã hội của TP.HCM sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Doanh nghiệp thành lập mới giảm về số lượng, về vốn, sức mua trong nước và thị trường bên ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm…”, ông Mãi cho biết.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực - thực phẩm TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, sức khỏe doanh nghiệp đang rất yếu, nên vẫn cần thêm nhiều chính sách trợ lực hơn để doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển trong thời gian tới, do đó cần phải tiếp tục hạ lãi suất điều hành và lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Cũng theo bà Chi, nếu phải vay với lãi suất quanh 10% như hiện nay thì doanh nghiệp rất chật vật. Do đó, các ngân hàng cần đưa mức lãi suất về 7-8% may ra doanh nghiệp mới có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, từ đó tạo sức cầu nội địa để bù đắp kim ngạch xuất khẩu sụt giảm.

Cần thêm chính sách trợ lực

Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phục hồi kinh tế, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị NHNN cần định hướng mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, phát huy được nguồn vốn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành về lãi suất để tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất, tiếp tục nghiên cứu kéo dài chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản, đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023.

Đối với các khoản vay mới, NHNN cần nghiên cứu các điều kiện phù hợp, làm sao định giá tài sản thế chấp, giải ngân trên tài sản. Với các trường hợp có tín dụng tốt, có đơn hàng, hợp đồng rõ ràng thì có thể mở rộng áp dụng tín chấp.

Thúc đẩy kinh tế vùng Đông Nam Bộ từ góc nhìn tín dụng
Doanh nghiệp mong muốn NHNN tiếp tục hạ lãi suất để tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, ông Phan Văn Mãi cũng đề xuất đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng như công nhân, sinh viên, hỗ trợ tín dụng đối tượng yếu thế để hạn chế tín dụng đen. Đẩy mạnh chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo sử dụng nhà chung cư cũ, các gói hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà. Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, bảo vệ tài sản của người dân.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, trong 4 tháng đầu năm Vietcombank đã giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với hơn 100.000 khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, từ 1/5 Vietcombank đã công bố thông tin giảm tiếp tục 3 tháng nữa lãi suất 0,5% cho tất cả các khách hàng có dư nợ hiện hữu tại Vietcombank.

Trong khi đó, bà Nguyễn Tô Phương Thảo, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng MB Đông Sài Gòn cho biết, MB đang thực hiện hàng loạt các chính sách và các gói giảm lãi suất cho doanh nghiệp với mức giảm 0,5%. Với khoản vay mới cũng có các gói ưu đãi lãi suất, như lãi vay với hộ kinh doanh là 8,5%/năm hay lãi vay ngắn hạn cho doanh nghiệp chỉ 7%/năm.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ để tháo gỡ khó khăn, nhưng bà cũng mong nhận được sự chia sẻ bởi chính sách của NHNN mang nhiều tính đặc thù khi phải cùng lúc đảm bảo nhiều mục tiêu như vừa giảm lãi suất vừa mở rộng tín dụng, vừa ổn định tỷ giá nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng...

Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhưng không hạ chuẩn cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.

Minh Tuấn

Nên xem

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Nhận định trận Shelbourne vs Linfield: Cuộc đối đầu duyên nợ

Nhận định trận Shelbourne vs Linfield: Cuộc đối đầu duyên nợ

Trận đấu vòng loại Champions League 2025 giữa Shelbourne và Linfield diễn ra lúc 1h45 ngày 10/7 hứa hẹn sẽ là một màn chạm trán đầy kịch tính giữa hai đội bóng giàu duyên nợ của Ireland và Bắc Ireland. Cuộc đối đầu này không chỉ là về bóng đá, mà còn là về kinh nghiệm, bản lĩnh và lợi thế sân nhà.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa giông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa giông rải rác

Dự báo ngày 9/7, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi.
Tập trung bảo vệ lợi quyền người lao động

Tập trung bảo vệ lợi quyền người lao động

Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hoạt động đối thoại, thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi, nâng cao phúc lợi cho người lao động.
Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây chuyên mua bán, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố. Các đối tượng đã thu gom lợn bệnh, tổ chức giết mổ không phép và tuồn ra thị trường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

Tin khác

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Xem thêm
Phiên bản di động