--> -->

Cần đảm bảo quyền lợi của thực tập sinh

Theo phản ánh của ông Nguyễn Xuân Thành (ở xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), con ông là anh Nguyễn Văn Hoàn (sinh năm 1991) ký hợp đồng với Công ty TNHH Hợp tác lao động và Thương mại Thái Bình (Công ty Thabilabco) đi làm thực tập sinh (tên gọi chung của lao động làm việc tại Nhật Bản) với thời gian 3 năm.
can dam bao quyen loi cua thuc tap sinh Phái cử thực tập sinh sang thực tập tại Nhật Bản: Cơ hội cho sinh viên nghèo
can dam bao quyen loi cua thuc tap sinh 32 ứng viên trúng tuyển Chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản
can dam bao quyen loi cua thuc tap sinh Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác trong tiếp nhận lao động

Tuy nhiên, sang Nhật Bản chưa được 1 năm, anh Hoàn đã bị phía Nhật yêu cầu phải về nước vì không hoàn thành công việc được giao…

Qua tìm hiểu, ngày 9/4/2018, anh Nguyễn Văn Hoàn ký hợp đồng thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản với Công ty Thabilabco (có địa chỉ ở 259, Lý Bôn, phường Tiền Phong, Thành phố Thái Bình) với thời hạn 3 năm.

can dam bao quyen loi cua thuc tap sinh
Ông Vũ Văn Toại (ngồi giữa) trong buổi làm việc với phóng viên

Sau đó, Hoàn tham dự xét tuyển và trúng tuyển đơn hàng lắp ráp thiết bị điện tử, trở thành thực tập sinh của Công ty Kabushikigaisha Taiyo Denshi (thuộc sự quản lý của Nghiệp đoàn Universal Kabushikigaisha Taiyo Denshi). Ngày 22/8/2018, anh Hoàn cùng 12 thực tập sinh khác xuất cảnh, ngày 23/8/2018 họ chính thức được phía Nhật Bản tiếp nhận.

Một thời gian sau, ông Nguyễn Xuân Thành nhận được thông tin là con trai mình bị trầm cảm. Phía công ty khuyên gia đình động viên anh Hoàn viết đơn xin về nước vì lý do sức khoẻ. Ông Thành liên lạc với con trai thì được biết sức khoẻ của con mình hoàn toàn bình thường. Ngày 13/2/2019, đại diện Công ty Thabilabco và xí nghiệp bên Nhật Bản đã đưa anh Hoàn đi khám bệnh và kiểm tra tâm lý ở bệnh việc của tỉnh Fukui. Bệnh viện kết luận sức khoẻ của anh Hoàn là bình thường.

Theo ông Thành: Mặc dù sức khỏe Hoàn bình thường nhưng sau đó, xí nghiệp vẫn không bố trí công việc cho con trai ông. Ngày 16/2/2019, anh Hoàn được đưa đi kiểm tra tay nghề và không đạt. Ngày 25/2/2019, gia đình đã làm việc với Công ty Thabilabco và không chấp nhận những lý do phía công ty đưa ra để anh Hoàn về nước.

Đến ngày 6/3/2019, xí nghiệp ở Nhật Bản sắp xếp công việc cho anh Hoàn đi làm trở lại, nhưng đến ngày 11/3/2019, anh Hoàn lại bị xí nghiệp cho nghỉ việc vì lỗi vi phạm…Ngày 19/3/2019, ông Thành làm việc với Công ty Thabilabco. Tại buổi làm việc, đại diện công ty thông báo xí nghiệp bên Nhật Bản không tiếp nhận anh Hoàn nữa và phía Nghiệp đoàn cũng từ chối giới thiệu anh Hoàn sang xí nghiệp khác.

Đại diện công ty đưa ra phương án: Nếu anh Hoàn về nước, công ty sẽ hỗ trợ đền bù 2.500 USD và tiền vé máy bay. Tuy nhiên, gia đình ông Thành không đồng ý, đề nghị phía công ty có biện pháp can thiệp để anh Hoàn tiếp tục ở lại Nhật Bản làm việc vì chi phí của gia đình bỏ ra để cho anh Hoàn sang Nhật Bản lao động là quá lớn.

“Để con tôi được sang thực tập sinh tại Nhật Bản, tại Công ty Thabibabco, chi nhánh Hà Nội (562 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên), gia đình tôi đã nộp đầy đủ số tiền theo yêu cầu là 183.225.000 đồng. Trong đó có các khoản tiền: Cam kết tự nguyện là 79.800.000 đồng; nộp phí xuất cảnh: 80.070.000 đồng; bổ sung kiến thức: 5.900.000 đồng; ăn 6 tháng: 6.000.000 đồng; ở ký túc xá: 7.100.000 đồng; hoàn tất thủ tục xuất cảnh: 2.355.000 đồng; thu phí phái cử: 2.000.000 đồng” - ông Thành cho biết.

Ngày 23/9/2019, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Vũ Văn Toại – Phó Giám đốc chi nhánh Công ty Thabilabco tại Hà Nội, về những nội dung ông Nguyễn Xuân Thành phản ánh. Ông Toại cho biết: “Anh Hoàn cùng 12 thực tập sinh khác trúng tuyển trong đợt xét tuyển thực tập sinh do xí nghiệp bên Nhật Bản trực tiếp sang Việt Nam để xét tuyển.

Tuy nhiên, khi sang Nhật, anh Hoàn đã bộc lộc một số vấn đề về tâm lý khiến việc thực tập kỹ năng gặp khó khăn. Để hỗ trợ thực tập sinh, phía công ty đã đề nghị xí nghiệp bên Nhật Bản bố trí 5 công việc khác nhau nhưng anh Hoàn vẫn không đáp ứng được. Ngoài ra, vào tháng 2/2019, anh Hoàn có một số biểu hiện không bình thường nên xí nghiệp đã đưa đi khám, tuy nhiên không phát hiện bệnh lý.

Mặc dù vậy, lo ngại sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, xí nghiệp đã cho anh Hoàn tạm ngừng việc và khuyên thực tập sinh về Việt Nam điều trị, ổn định tâm lý, sau đó quay trở Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên anh Hoàn không đồng ý. Ngày 19/3/2019, Công ty Thabilabco thông báo với gia đình nhiều khả năng anh Hoàn sẽ phải về nước và đề xuất mức hỗ trợ, nhưng phía gia đình ông Thành không đồng ý và mong muốn được hỗ trợ ở mức cao hơn”.

Về hướng giải quyết trong thời gian tới sao cho đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của thực tập sinh, ông Toại cho biết, hiện nay công ty tiếp tục kết hợp với Nghiệp đoàn Universal Kabushikigaisha Taiyo Denshi để tìm xí nghiệp mới cùng ngành nghề theo hợp đồng đã ký với thực tập sinh và giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.

Trường hợp thực tập sinh phải về nước vì không có xí nghiệp nào tiếp nhận thì phía công ty, nghiệp đoàn, xí nghiệp sẽ tiến hành các biện pháp hỗ trợ theo quy định của 2 nước đối với việc về nước trước thời hạn của thực tập sinh…

Trao đổi với đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, xung quanh nội dung nêu trên, được biết Cục đã yêu cầu phía Công ty Thabilabco báo cáo và đang trong quá trình xác minh.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội: Kiên quyết không “hình sự hóa” các quan hệ kinh tế, dân sự

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội được huy động tích cực tham gia giám sát thi hành pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế” trong thời kỳ mới.
Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đã chỉ đạo Bộ Nội vụ chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi”  đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

Xác định thi đua là động lực cho sự phát triển, thời gian qua Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh các phong trào thi đua, trong đó có phong trào “Công nhân giỏi”, đạt những hiệu quả thiết thực.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hà Nội: Hơn 75.000 cán bộ, đảng viên dự hội nghị toàn quốc quán triệt 2 nghị quyết quan trọng

Hà Nội: Hơn 75.000 cán bộ, đảng viên dự hội nghị toàn quốc quán triệt 2 nghị quyết quan trọng

Để bảo đảm các điều kiện kết nối và tham gia đầy đủ của các cấp, các ngành, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội đã có công văn ngày 15/5 gửi các cấp ủy, tổ chức Đảng.
Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Thời gian gần đây các cơ quan chức năng liên tục triệt phá những đường dây sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… điều này khiến nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Đáng lo ngại, theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, thực phẩm chức năng giả sẽ gây tác hại khôn lường.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động