--> -->

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân, căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

Ngày 9/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức họp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 31 ngày 14/3, và ý kiến của Đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Hội nghị lần thứ 5 ngày 26/3.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đồng chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; quản lý, sử dụng không gian ngầm trong dự thảo Luật.

Theo Báo cáo tại cuộc họp, về tái thiết đô thị, khoản 6, Điều 20 được đề xuất chỉnh lý thành: “Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở thì UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi thống nhất nội dung dự án với các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất và được từ 2/3 tổng số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất trong phạm vi ranh giới dự án trở lên đồng thuận. Số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất được phân bổ trên cơ sở diện tích nhà ở, đất ở hợp pháp cho từng chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng đất theo phương án bồi thường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Về phát triển nhà ở, Điều 29 bổ sung 1 khoản, cụ thể: Việc phát triển nhà ở tái định cư thực hiện trên nguyên tắc: UBND thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền.

Các chủ đầu tư dự án nhà ở quy định tại điểm a khoản này, có trách nhiệm bán nhà ở cho các hộ dân thuộc đối tượng tái định cư do UBND Thành phố thông báo trước khi bán cho các đối tượng theo quy định.

Đến thời điểm các dự án quy định tại điểm a khoản này đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản, mà UBND Thành phố không có nhu cầu bố trí tái định cư thì chủ đầu tư được thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng khác theo quy định. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chi tiết khoản này.

Theo Thành phố, việc đề xuất chính sách linh hoạt trong dự thảo Luật để Thành phố chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn với nhu cầu tái định cư ngày càng lớn, do phát triển các công trình hạ tầng khung (giao thông, môi trường, xử lý nước thải…) và nâng cấp đô thị từ huyện lên quận.

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư
Toàn cảnh cuộc họp.

Đồng thời khi thực hiện biện pháp tạo lập quỹ nhà tái định cư theo chính sách này, sẽ giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách Thành phố trong việc đầu tư phát triển mới các dự án nhà tái định cư.

Về quản lý, sử dụng không gian ngầm, Điều 19 quy định, thành phố Hà Nội thống nhất quản lý toàn bộ không gian xây dựng ngầm theo phân cấp, theo phân lớp độ sâu. Chính phủ quy định phân lớp độ sâu không gian ngầm để quản lý, quy định độ sâu cho phép khai thác sử dụng và độ sâu cần được cấp phép sử dụng.

UBND Thành phố quy định việc thu tiền sử dụng không gian ngầm. Cùng với đó, tiếp thu, chỉnh lý và bổ sung các nội dung phù hợp với quy định tại Luật Phòng thủ dân sự và Luật Quốc phòng, theo hướng khuyến khích nghiên cứu xây dựng công trình ngầm đáp ứng yêu cầu tham gia phòng thủ dân sự và mục đích quốc phòng.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cho rằng, các nội dung về quản lý, sử dụng không gian ngầm, cơ bản đã thống nhất, song cần tính toán về nguyên tắc phân lớp độ sâu và nên để Chính phủ quy định nội dung này.

“Quy định theo hướng từng khu vực có độ nông sâu bao nhiêu, phụ thuộc địa chất, tôi nghĩ là khó. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước phân chia không gian ngầm làm 3 tầng, chúng ta có thể tham khảo”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, Thành phố sẽ nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời yêu cầu một số sở, ngành của Hà Nội tiến hành đánh giá tác động một số nội dung tại dự thảo Luật để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, đảm bảo phù hợp, khả thi.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Theo chân những cán bộ phường tri ân những người có công

Theo chân những cán bộ phường tri ân những người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), nhiều xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức đồng loạt các hoạt động tri ân sâu sắc tới các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông cầu Nhật Tân từ 25/7

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông cầu Nhật Tân từ 25/7

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn lên cầu để phục vụ thi công các hạng mục giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư thăm hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài gửi Thư thăm hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An

Trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống người dân một số địa phương miền núi tỉnh Nghệ An, ngày 24/7, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có Thư thăm hỏi gửi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Xã Xuân Mai thăm, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình chính sách tiêu biểu

Xã Xuân Mai thăm, tặng quà người có công với cách mạng và gia đình chính sách tiêu biểu

Xã Xuân Mai vừa tổ chức 4 đoàn thăm, tặng quà 12 người có công với cách mạng và gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Liên thông dữ liệu là "chìa khóa vàng" để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp

Liên thông dữ liệu là "chìa khóa vàng" để vận hành hiệu quả chính quyền 2 cấp

Theo tinh thần quyết liệt, chỉ bàn làm không bàn lùi của Thủ tướng, thành phố Hà Nội quyết tâm và cam kết với Trung ương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nội vụ nhận những mô hình thí điểm, những mô hình trong quy định chưa có tiền lệ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi các thương binh, gia đình liệt sĩ

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi các thương binh, gia đình liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 24/7, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đi thăm, tặng quà một số thương binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn Thành phố.
Gần 700 công nhân lao động chung vui “Bữa cơm Công đoàn năm 2025”

Gần 700 công nhân lao động chung vui “Bữa cơm Công đoàn năm 2025”

Ngày 24/7, Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban Giám đốc 2 Công ty TNHH Giày Trường Xuân và Công ty TNHH SX&TM Xuân Ngọc tổ chức “Bữa cơm Công đoàn năm 2025”.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động