--> -->

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

Cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo là đề xuất quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là vấn đề mới, nên nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực thử nghiệm cần được lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát tốt.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Bảo đảm kiểm soát tốt

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững
Một góc Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Phương Ngân

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 mới đây, vấn đề thử nghiệm có kiểm soát trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đánh giá cao quy định tại Điều 25 dự thảo Luật về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị tiếp cận theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt, giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm.

“Theo kinh nghiệm quốc tế, các lĩnh vực được áp dụng cơ chế thử nghiệm sẽ do thị trường quyết định là chính, nhưng thường là lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Fintech), lĩnh vực giáo dục (Aptech) hoặc lĩnh vực y tế (Medtech).

Dự thảo Luật chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm mà chưa quy định về đầu ra, như việc rút khỏi cơ chế thử nghiệm như thế nào, hậu quả pháp lý khi kết thúc cơ chế thử nghiệm ra sao. Vì vậy, đề nghị xem xét bổ sung các nội dung này trong dự thảo Luật”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị.

Cùng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) cho biết, trên thế giới có 73 nước có quy định liên quan đến việc thử nghiệm có kiểm soát, tập trung vào công nghiệp và công nghệ số đưa vào các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội.

Đại biểu băn khoăn khi dự thảo Luật định nghĩa về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, trong đó có nêu một số ý lớn như quy định về phạm vi thử nghiệm, quyền hạn quyết định giới hạn không gian, thời gian, đối tượng, thủ tục có tính chất bao quát như một luật chuyên ngành. Quy định như vậy chỉ áp dụng cho Thủ đô hay có thể trở thành mẫu cho luật chuyên ngành về sau, vì định nghĩa chung, thủ tục chung, không phải là đặc thù hay ưu tiên quyền hạn cho Thủ đô?

Tại điểm 5 Điều 25 dự thảo Luật quy định "Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm".

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, quy định về quyền quyết định miễn trừ áp dụng quy định của Luật cho Hội đồng nhân dân Thành phố là quy định vượt thẩm quyền, cần có các điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể mới được thực hiện, tránh áp dụng tùy tiện hay tạo ra cách hiểu, cách áp dụng pháp luật thiếu thống nhất.

“Cần sửa Điều 25 phù hợp với yêu cầu và thực tế áp dụng ở Việt Nam, theo hướng quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện giới hạn theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù, không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan, dễ sơ hở”, đại biểu Trần Văn Khải nêu rõ.

Phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) bày tỏ đồng tình với phân tích của đại biểu Trần Văn Khải. Theo đại biểu Trịnh Xuân An, thử nghiệm có kiểm soát hiện nay mới đang dự kiến áp dụng cho Fintech. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật phạm vi tương đối rộng.

Nhấn mạnh thử nghiệm sẽ gắn với rủi ro, gắn với rủi ro phải loại trừ một số trách nhiệm, đại biểu đề nghị rà soát lại để có thể đưa một số loại trừ trách nhiệm trong thử nghiệm này, phải có tiêu chí. Về lĩnh vực thử nghiệm, đại biểu nêu ví dụ như lĩnh vực tài chính, trong chuyển đổi số, trong AI hoặc trong bán dẫn, một số cái gắn trực tiếp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và xu hướng, chứ không nên rộng quá.

“Tôi thấy có những điều mà việc kiểm soát, cơ chế hướng dẫn kiểm soát chặt quá, dẫn đến việc rất khó thử nghiệm. Tại khoản 7 Điều 25 phần kiểm soát nếu viết như thế này khó có doanh nghiệp, cá nhân nào dám thử nghiệm, bởi vì phần kiểm quá chặt. Tôi đề xuất rà soát lại để làm sao thử nghiệm phải có cơ chế để khuyến khích, thúc đẩy”, đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) đánh giá cao những quy định tại Điều 25 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Góp ý trực tiếp vào điểm e khoản 7 Điều 25 về "Cơ quan hướng dẫn và kiểm soát quá trình thử nghiệm có quyền yêu cầu tạm dừng thử nghiệm hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chấm dứt thử nghiệm”, đại biểu cho rằng, sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là cơ quan tổ chức đề xuất thử nghiệm phải dừng hoạt động thử nghiệm của mình.

Theo đại biểu, có hai vấn đề đặt ra. Thứ nhất là khi đó tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm có được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án hay không? Trong dự thảo Luật cũng chưa quy định tổ chức và doanh nghiệp đề xuất thử nghiệm này có được quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến Ủy ban nhân dân Thành phố. “Đề nghị quy định ngay trong Luật này để bảo đảm tính minh bạch của quy định”, đại biểu nói.

Vấn đề thứ hai theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng là liên quan đến việc xét xử của Tòa án. Khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có được lấy quy chế thử nghiệm do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ pháp lý ra phán quyết hay không?

“Nếu Tòa án thành phố Hà Nội vẫn căn cứ vào những quy định pháp lý hiện hành để xử lý đối với những khởi kiện này, tôi nghĩ không hợp lý. Có lẽ cần phải lấy quy chế của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành để làm căn cứ ra phán quyết của mình, tôi nghĩ sẽ phù hợp với việc thử nghiệm khó kiểm soát ở đây”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu đoàn Nam Định cũng cho rằng, trên thực tế cũng có những thử nghiệm có kiểm soát như xem xét ứng dụng công nghệ của Nhật Bản để xử lý nước sông Tô Lịch. Trong tương lai, nếu như sự phát triển của thế giới thì có lẽ sẽ phải triển khai đến việc dùng drone để vận chuyển, ship hàng đến các địa điểm. Theo đại biểu, trong tương lai, Hà Nội cũng có thể thử nghiệm thực tế hình thái này...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Trong hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã nêu nhiều câu hỏi, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024 nhất là những vấn đề có liên quan đến người lao động...
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem thêm
Phiên bản di động