-->
Phố đi bộ quanh hào Thành cổ Sơn Tây sau 3 năm hoạt động:

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài Sức hút của Sơn Tây Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đón trên 130 vạn lượt khách

Phát huy giá tr Thành c

Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó thị xã xác định rõ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển các ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã, phát huy được lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây đã triển khai xây dựng Đề án “Tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây”. Đề án đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 1673/UBND-ĐT ngày 1/6/2021 và được Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã thông qua tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 15/10/2021.

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài
Phố đi bộ quanh hào Thành cổ Sơn Tây là nơi sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân Sơn Tây và các vùng lân cận. Ảnh: Đinh Luyện

Theo Ban Quản lý tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, tuyến phố chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ tối 30/4/2022. Tuyến phố có tổng chiều dài 820m, diện tích sử dụng 34.550m2 kéo dài từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học). Thời gian hoạt động từ 19 giờ đến 22 giờ tối thứ Bảy hằng tuần. Đây là không gian đi bộ thứ tư của Hà Nội, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn và là tuyến phố đi bộ tại ngoại thành đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.

Tại thị xã Sơn Tây, qua 3 năm triển khai thí điểm hoạt động tuyến phố đi bộ, lượng khách đến với tuyến phố ước đạt trên 130 vạn lượt khách. Trung bình, mỗi tối hoạt động tuyến phố đi bộ thu hút khoảng gần 1 vạn lượt khách, cá biệt có những buổi tối tăng mạnh lên 2,5 - 3 vạn lượt khách. Khi Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, việc phát triển không gian phố đi bộ hiệu quả như ở Sơn Tây sẽ là tiền đề góp phần thúc đẩy văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Đáng chú ý, qua 3 năm triển khai thí điểm hoạt động tuyến phố đi bộ, lượng khách đến với tuyến phố đi bộ ước đạt trên 130 vạn lượt khách (trung bình mỗi tối hoạt động thu hút khoảng gần 1 vạn lượt khách, cá biệt có những buổi tối tăng mạnh lên 2,5 - 3 vạn lượt khách do hiệu ứng của các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Một số hoạt động nghệ thuật được đầu tư gây chú ý có thể kể đến như: Chương trình khai mạc năm du lịch Sơn Tây và khai trương tuyến phố, Live show của ca sỹ Tuấn Hưng; Đêm trung thu Thành cổ; Lễ kỷ niệm 200 năm Thành cổ, chương trình kỷ niệm 100 năm Thành lập thị xã Sơn Tây, 70 năm Giải phóng Sơn Tây, 555 năm danh xưng Sơn Tây gắn với các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Cuộc thi tiếng hát giai điệu quê hương thị xã Sơn Tây năm 2024, Cuộc thi hoa hậu áo dài Việt Nam…

Bên cạnh đó, hằng tuần, hằng tháng, hằng quý Sơn Tây đều sẽ có các hoạt động văn hóa liên quan tới các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước, của Thành phố và của Thị xã như Hội thi áo dài (gắn với kỷ niệm ngày 8/3, 20/10), Hội diễn của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thị xã (gắn với kỷ niệm ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12), Nhà nông đua tài, thi tuyên truyền sách, các triển lãm nhiếp ảnh, cổ vật, hoa lan, sinh vật cảnh… kết hợp với các chương trình biểu diễn khiêu vũ, nhảy hiện đại.

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài
Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, quy tụ được nhiều nghệ sĩ, ca sĩ có tên tuổi, qua 3 năm triển khai thí điểm hoạt động tuyến phố đi bộ, lượng khách đến với tuyến phố đi bộ ước đạt trên 130 vạn lượt khách. Ảnh: Đinh Luyện

Ông Hứa Đức Tuấn - Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây cho biết, nhờ tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, di tích Thành cổ Sơn Tây được du khách thập phương biết đến nhiều hơn. Đáng mừng hơn cả, nhờ không gian phố đi bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao dành riêng cho công nhân lao động trên địa bàn thị xã được tổ chức trong không gian rộng rãi, thoáng đãng hơn.

Mới đây nhất, Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công hội thao trong công nhân, viên chức, lao động thị xã năm 2025 với quy mô trên 1.000 người. Qua các môn thi như cầu lông, nhảy bao bố, kéo co… đời sống tinh thần người lao động được nâng cao.

Nghiên cu đổi mi không gian để hút khách

Trong những năm qua, có thể thấy những lợi ích thiết thực mà các không gian phố đi bộ đã đem lại cho Thủ đô. Cái lợi đối với người dân là rất rõ, đó là có thêm không gian rèn luyện “văn hóa đi bộ”. Bên cạnh đó, rất nhiều chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, trò chơi cộng đồng diễn ra tại phố đi bộ như: kéo co, nhảy dây, ô ăn quan… đều thu hút sự quan tâm của cộng đồng

Việc xây dựng các không gian đi bộ tại Hà Nội đã góp phần bảo đảm an ninh trật tự, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô.

Ở câu chuyện tuyến phố đi bộ Sơn Tây, khách quan nhìn nhận, dù đã tạo được điểm đến vui chơi cho người dân ở Sơn Tây và những vùng lân cận, nhưng tuyến phố đi bộ Sơn Tây vẫn bộc lộ không ít hạn chế như: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao đường phố - là linh hồn của tuyến phố còn hạn chế, chưa phong phú; việc xây dựng các chương trình nghệ thuật chưa thực sự kịp thời, đôi lúc các hoạt động còn chưa liên tục, chất lượng chưa đảm bảo; các hoạt động thể thao ban ngày chưa được chú trọng... dẫn tới chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và du khách…

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài
Lượng khách đổ về tuyến phố đi bộ luôn đông đảo. Ảnh: Đinh Luyện

Chị Đinh Thị Lệ (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) chia sẻ, chị thường xuyên theo chồng lên phố đi bộ Sơn Tây mỗi dịp cuối tuần. Cá nhân chị thấy không khí ở phố đi bộ rất vui, trẻ nhỏ trong nhà thường rất thích lên đây dạo chơi. Tuy nhiên, các không gian mua sắm hay khu ẩm thực vẫn còn đơn điệu. Chủ yếu là vài hàng ăn vặt, nước giải khát nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân và khách du lịch.

Chị Lệ cho rằng, nếu có thêm những gian hàng thủ công, đặc sản địa phương hoặc khu trưng bày sản phẩm OCOP thì tuyến phố đi bộ của Sơn Tây sẽ thu hút hơn nhiều.

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, Trưởng Ban Quản lý tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây cho biết, thời gian tới để tuyến phố phát huy hiệu quả, một trong những nhiệm vụ triển khai là tiếp tục quản lý, duy trì tốt hoạt động của tuyến phố hiện có.

Tổ chức lại không gian hoạt động của tuyến phố đảm bảo khoa học, hiệu quả. Xây dựng phương án kết nối với các địa phương bạn để giao lưu quảng bá văn hóa của thị xã và các đơn vị bạn. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh của tuyến phố đi bộ và các hoạt động tuyến phố; đồng thời xây dựng các kế hoạch, khai thác thêm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn, hội, đơn vị quân đội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam,... trong việc xây dựng các chương trình văn hóa, văn nghệ) nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển tuyến phố, thu hút đông đảo du khách tham gia.

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài
Phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây góp phần thúc đẩy kinh tế đêm của thị xã Sơn Tây. Ảnh: Đinh Luyện

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cũng đề nghị Thành phố và các sở, ngành như Sở Du lịch, Sở Công Thương, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thành phố quan tâm ưu tiên tổ chức các sự kiện lễ hội du lịch, văn hóa, thể dục thể thao cấp Thành phố tổ chức tại phố đi bộ Sơn Tây nhằm thu hút khách du lịch đến với Sơn Tây.

Việc hình thành và phát triển tuyến phố đi bộ quanh hào Thành cổ Sơn Tây không chỉ góp phần “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất giàu truyền thống, mà còn là bước đi cụ thể trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa tại địa phương. Để tuyến phố thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn, bền vững, cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các không gian chức năng, đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa bản địa và nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng.

Trong cuộc trò chuyện với Lao động Thủ đô khi bắt đầu thí điểm đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết: Mục tiêu mà Sơn Tây luôn bám sát và thực hiện đó là Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”; Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”… tất cả sẽ được cộng hưởng và giao thoa ở trong không gian di tích, di sản của Sơn Tây, đồng thời gắn với không gian phố đi bộ.

Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ khác biệt. Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ không giống với phố đi bộ ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, không giống với phố đi bộ Bùi Viện của Thành phố Hồ Chí Minh... Ở Hồ Hoàn Kiếm lượng người tham gia đông bởi không gian công cộng ở khu vực trung tâm Thủ đô còn ít. Thế nhưng Sơn Tây lại khác. Sơn Tây nhẹ nhàng, tiềm năng văn hóa nổi trội nên đối tượng mà Sơn Tây hướng tới ở Tuyến phố đi bộ chính là khách du lịch. Đó là người Hà Nội, người các tỉnh lân cận đến Sơn Tây vào dịp cuối tuần. Phố đi bộ của Sơn Tây sẽ thu hút người dân và khách du lịch bằng các giá trị văn hóa, bằng không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Trong hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã nêu nhiều câu hỏi, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024 nhất là những vấn đề có liên quan đến người lao động...
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động