-->

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài Làng khoa bảng ở Thủ đô

Vùng đất khoa bảng

Trong cuốn sách “Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội”, qua sự tìm tòi, khảo cứu, các tác giả Bùi Xuân Đính và Nguyễn Viết Chức (đồng chủ biên) đã đúc rút rằng, xuyên suốt gần 10 thế kỷ, các triều đại phong kiến Việt Nam hết sức coi trọng việc giáo dục, khoa cử và lấy đó làm cơ sở chủ yếu để chọn nhân tài.

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài
Văn Miếu Sơn Tây là một trong những biểu tượng cho sự trân trọng công tác giáo dục, coi trọng đào tạo hiền tài. Ảnh: Đinh Luyện

Thăng Long - Hà Nội là trung tâm thi cử của cả nước, là nơi nuôi dưỡng, trau dồi tài năng của biết bao bậc hiền triết. Chẳng thế mà, trong số hàng chục làng khoa bảng nổi danh trên cả nước thì Thăng Long đã góp mặt với những cái tên như Đông Ngạc, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết, Nguyệt Áng, Phú Thị...

Trong hệ thống thờ tự các bậc tiên hiền, trung tâm nhất vẫn là Văn Miếu. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối (Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử, Tử Tư), Thập triết, Thất thập nhị hiền và các Tiên Nho người Việt ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, trấn. Ở những nơi thờ tự trung tâm, ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám đặt ở kinh kỳ thì còn có một Văn Miếu khác nằm ở xứ Đoài.

Nhắc chuyện này, ông Trần Anh Tuấn - Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, Sơn Tây xưa còn có tên nôm là Kẻ Mía. Qua thời gian, Sơn Tây vẫn lưu giữ và bảo tồn được 244 di tích lịch sử, trong đó nhiều di tích nổi tiếng được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có một di tích biểu trưng cho sự học, cho truyền thống khoa bảng, đó là Văn Miếu Sơn Tây.

Theo ông Trần Anh Tuấn, cả nước hiện chỉ có 11 Văn Miếu nhưng riêng Hà Nội có tận 2 Văn Miếu. Đây là điều rất quý, cho thấy sự trân trọng đạo học của cha ông. Văn Miếu Sơn Tây hiện còn lưu giữ hơn 200 văn bia tiến sĩ và các bậc hiền triết của không chỉ riêng xứ Đoài mà còn ở nhiều vùng khác như Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên...

Đặc biệt, thời gian qua, di tích Văn Miếu Sơn Tây đang là điểm đến tham quan tìm hiểu của nhiều du khách, các em học sinh các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác. Văn Miếu cũng được thành phố, thị xã chọn là địa điểm để tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng như: Lễ Dâng hương, phát động Tết trồng cây, Khai bút đầu xuân, các hoạt động khuyến học, khuyến tài…

Mạch nguồn chảy mãi

Trong một dịp trò chuyện về công tác giáo dục, vun bồi giá trị người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) nhấn mạnh: Văn hóa là con người, phát triển văn hóa là phát triển con người, phát triển con người là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Và con người phát triển phải bao gồm những yếu tố “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.

Có đi tìm hiểu và chiêm nghiệm mới thấy, những điều Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chia sẻ là hết sức đúng đắn, đặc biệt càng quan trọng trong bối cảnh Thủ đô và đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay. Ở trên góc độ giáo dục, giá trị mà các làng khoa bảng để lại là hết sức giá trị. Bởi tri thức và tinh thần học tập ở mỗi vùng quê, mỗi dòng họ đóng vai trò quan trọng để hình thành nên yếu tố “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Nói cách khác, những làng khoa bảng có thể ví như những mạch nguồn âm thầm chảy, để rồi tất thảy những giá trị đó hòa thành một dòng chảy lớn, làm nên những vùng đất danh hương, là tiền đề gây dựng một xã hội học tập.

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài
Tục khai bút tại Văn Miếu Sơn Tây dịp đầu Xuân là một trong những biểu tượng đẹp của tinh thần hiếu học. Ảnh: Đinh Luyện

Trở lại với câu chuyện về các nhà khoa bảng của Thị xã Sơn Tây, tại Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây được tổ chức cách đây ít lâu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính (Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) cho biết, thị xã Sơn Tây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiếu học. Trong 68 vị đại khoa, chỉ có 1 người thuộc hàng “Tam khôi” là Thám hoa Giang Văn Minh (xã Đường Lâm), số còn lại chủ yếu là các đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và hoàng giáp. Các tiến sĩ người Sơn Tây đã đảm nhận các chức vị khác nhau trong bộ máy hành chính các cấp, trong đó có 4 người làm tể tướng và phó tể tướng, 12 người làm thượng thư… Điều này cho thấy, Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây Nguyễn Quang Hán cho biết: Di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý. Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây trước đây ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2008 - 2018, Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích…

Phó Trưởng phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây Nguyễn Trọng An chia sẻ, tại Văn Miếu Sơn Tây, vào dịp đầu xuân, thị xã luôn duy trì tục khai bút. Đây là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa linh thiêng, là biểu tượng cho tinh thần hiếu học. Những nét bút đầu tiên của năm mới cũng là sự tượng trưng cho khởi đầu một sự nghiệp, sự học, sự viết trong năm mới, và hơn hết là để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, giáo dục lòng yêu nước, đạo làm người, khơi dậy niềm đam mê học tập, tìm tòi, sáng tạo.

Theo ông Nguyễn Trọng An, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục khai thác, phát huy giá trị di tích Văn Miếu như: Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá, các sự kiện ý nghĩa, ứng dụng công nghệ 3D, Mapping, thực cảnh kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình... tại di tích; gắn kết di tích Văn Miếu với các di tích lớn khác trên địa bàn thị xã: Làng cổ, Thành Cổ, đền Và, đền vua Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền..., xây dựng các tour, tuyến du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.

Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước có Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (Nghị quyết số 23-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa XVII, ngày 16/11/2023). Thủ đô Hà Nội cũng đã và đang phấn đấu trở thành Thành phố được công nhận danh hiệu “Thành phố học tập” của UNESCO.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động