-->

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô đang được xem xét sửa đổi đã đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần xác định cụ thể các địa phương trong Vùng Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Không quá 2 lần mức tiền phạt chung

Cụ thể, Điều 33 dự thảo Luật trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 nêu rõ, việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với 5 loại công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể gồm: Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép, hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động; cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy; công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp.

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Thảo luận về nội dung này tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn tỉnh Quảng Bình) cho rằng, việc mở rộng lĩnh vực, nâng mức xử phạt, mở rộng phạm vi áp dụng và bổ sung một số biện pháp như cắt điện, nước, nhằm góp phần xử lý dứt điểm hành vi vi phạm hành chính, sớm lập lại trật tự kỷ cương, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô là cần thiết.

Theo đại biểu, dự thảo Luật quy định mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn địa bàn thành phố, nhằm khắc phục 2 chế độ xử phạt vi phạm hành chính khác nhau giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, mặt khác cũng khắc phục sự bất hợp lý là cùng một hành vi vi phạm hành chính trên cùng một địa bàn nhưng mức xử phạt lại khác nhau.

Đại biểu cũng cho rằng, quy định trên cũng phù hợp với nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính, đó là việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành công khai, khách quan và công bằng.

“Tôi đồng tình với quan điểm là mở rộng địa bàn áp dụng cả nội thành và ngoại thành, theo hướng nâng mức xử phạt không quá 2 lần so với quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, về lâu dài tôi đề nghị cân nhắc nghiên cứu để sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm áp dụng chung cho tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương trên phạm vi cả nước”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu rõ.

Cần thiết để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

Về áp dụng biện pháp ngừng cung cấp điện, nước, tại khoản 3 Điều 33 dự thảo Luật quy định "người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này, bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn".

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm
Ảnh minh họa: Hoàng Phúc

Đại biểu phân tích, đây được coi là biện pháp mạnh, cần thiết trong việc xử lý dứt điểm, hiệu quả các hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh các hành vi vi phạm hành chính xảy ra khá tràn lan, phương thức, biện pháp quản lý còn chưa thực sự hiệu quả, trật tự quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn bị xâm hại, thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên một số lĩnh vực còn tương đối lớn.

Bày tỏ đồng tình với việc bổ sung các biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị xem xét 2 khía cạnh. Thứ nhất là việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước trong dự thảo Luật có thuộc biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không? Nếu không thì đề nghị giải trình rõ quy trình, thủ tục thực hiện.

Thứ hai là việc cung cấp điện, nước là sự thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ với người sử dụng dịch vụ được xác lập trên cơ sở thỏa thuận thông qua hợp đồng. Việc thay đổi, tạm ngừng, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng phải được xử lý theo quy chế hợp đồng, nghĩa là do các bên tự thỏa thuận. Do đó, trong dự thảo Luật cần có điều khoản ràng buộc cả tổ chức, cá nhân khi thỏa thuận cung cấp dịch vụ điện, nước trong hợp đồng phải thể hiện nội dung này.

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Quảng Bình cũng đề nghị xem xét có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước đã tạo lập trước ngày Luật Thủ đô sửa đổi có hiệu lực hay không.

“Tôi hy vọng rằng Luật Thủ đô sẽ có những sửa đổi phù hợp và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò trách nhiệm là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia. Thủ đô là trái tim của cả nước, tôi cũng rất mong trong thời gian tới, Luật sẽ được hoàn thiện và được thông qua trong kỳ họp thứ 7 này”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

(LĐTĐ) Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

Thủ đô “Rồng bay” từ tầm nhìn quy hoạch

(LĐTĐ) Là người chủ trì tham mưu xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, cũng là người có nhiều đóng góp quan trọng về các vấn đề quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị trong Luật Thủ đô năm 2024, nhân dịp xuân Ất Tỵ, Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội (GS. TS. ĐBQH) Hoàng Văn Cường, Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024 đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về diện mạo Thủ đô khi triển khai Quy hoạch Thủ đô và Luật Thủ đô mới.
Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động