Biến đổi khí hậu đang dần khiến lúa gạo mất đi dưỡng chất
Hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu có thể cứu hàng triệu tính mạng | |
70% doanh nghiệp chưa biết tới chứng nhận xanh Việt Nam |
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo đã theo dõi sự tăng trưởng lúa gạo tại các mảnh cánh đồng lúa dùng để thí nghiệm trên khắp Nhật Bản và Trung Quốc. Một hệ thống đường ống đã cung cấp các mức CO2 khác nhau cho cây lúa. Bên cạnh đó các cảm biến gió và máy dò khí giúp các nhà khoa học đảm bảo mỗi cây lúa được tiếp xúc với lượng CO2 chính xác.
Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu gạo từ các cây lúa thử nghiệm, đo lượng sắt, kẽm, protein và vitamin B1, B2, B5 và B9 tìm thấy trong mỗi mẫu.
Dữ liệu của họ đã cho thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa nồng độ CO2 và chất lượng dinh dưỡng. Mức độ CO2 càng cao, lượng vitamin và khoáng chất càng thấp. Các nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện trên tạp chí Science Advances.
“Gạo không chỉ là nguồn cung cấp calo chính mà còn là protein và vitamin cho nhiều người dân ở các nước đang phát triển và cho cộng đồng người nghèo ở các nước phát triển”, Kazuhiko Kobayashi, giáo sư tại Đại học Tokyo, cho biết. GS Kobayashi đã thử nghiệm hệ thống phân phối khí trên mặt đất của mình trong gần hai thập kỷ và đang tiếp tục cải thiện nó.
"Tôi bắt đầu sử dụng kỹ thuật này vào năm 1998, bởi vì chúng tôi biết rằng cây trồng trong nhà bằng nhựa hoặc kính không phát triển giống như thực vật trong điều kiện cánh đồng bình thường, nơi có không gian mở". Kobayashi nói. “Kỹ thuật này cho phép chúng tôi kiểm tra tác động của nồng độ carbon dioxide CO2 cao đối với cây trồng giống như trong những điều kiện thời tiết sẽ diễn ra trong tương lai khi biến đổi khí hậu khiến nồng độ CO2 tăng cao.”
Ngày nay, người Nhật chỉ hấp thụ khoảng 20% năng lượng hàng ngày của họ từ việc ăn gạo, nhưng ở những nơi khác ở châu Á, lúa gạo vẫn còn là một yếu tố cung cấp năng lượng quan trọng. Ở Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Madagascar, có khoảng 600 triệu người vẫn đang dựa vào gạo để hấp thụ khoảng 50% năng lượng và lượng protein hàng ngày.
Đầu năm nay, các nhà khoa học của NOAA đã công bố rằng nồng độ CO2 trung bình toàn cầu đã đạt đến một kỷ lục mới. Vì vậy, để đảm bảo người tiêu thụ lúa gạo có thể tiếp tục có đủ chất dinh dưỡng khi biến đổi khí hậu xảy ra, các nhà khoa học và người nông dân cần phát triển các giống lúa mới có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn.
Theo Thiên Hương/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa
Cộng đồng 29/01/2025 10:42