--> -->

Giữ gìn những “lá phổi xanh”

Hồ là không gian đặc trưng của Hà Nội. Đây được ví như một hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị, góp phần hình thành hệ thống hạ tầng xanh, giúp Thành phố thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy, đó còn là nơi lưu giữ không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của quá trình phát triển đô thị… Nhận thức tầm quan trọng của ao, hồ trong đời sống nhân dân, những năm qua, công tác bảo vệ môi trường nói chung và hệ thống ao, hồ nói riêng đã được các cấp chính quyền tại Thủ đô đặc biệt quan tâm thực hiện.
Nỗ lực hồi sinh những “lá phổi xanh” trong nội đô Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

Áo mới cho “lá phổi xanh”

Từ nhiều năm trở lại đây, du khách thập phương và cả người dân Hà Nội đều đã quá quen thuộc với không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận. Thậm chí với không ít người, không gian đi bộ này đã trở thành “món ăn” tinh thần mỗi dịp cuối tuần. Điều tạo nên sức hút của không gian công cộng hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những điểm văn hóa, ẩm thực, âm nhạc là những điểm di tích: Phố cổ, Nhà thờ Lớn, Nhà hát Lớn và đặc biệt trong đó chính là cụm di tích hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Bà Kiệu, tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Cảm Tử. Từ thành công của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, mô hình phố đi bộ cũng được nhiều quận, huyện, thị xã khác trên địa bàn Thành phố triển khai như: Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ; phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây; không gian đi bộ - văn hóa khu vực phố Trần Nhân Tông và phụ cận; khu phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã… và thực lạ những không gian đi bộ này đều có một điểm chung đó là sự “gắn kết” với một địa điểm hồ cụ thể.

Giữ gìn những “lá phổi xanh”
Hồ Trung Tự sau khi cải tạo, chỉnh trang đã trở thành nơi vui chơi của đông đảo người dân.

Nói như vậy để thấy, các cấp chính quyền Thủ đô đã nhận thức rõ những tiêu chí của một đô thị bền vững, đô thị đáng sống chính là chất lượng sống của người dân. Yếu tố phản ánh chất lượng đó được biểu hiện bằng sự đa dạng và sầm uất của các không gian công cộng xung quanh các hồ. Không khó để nhận ra, hầu hết các hồ của Hà Nội đều đã và đang trở thành một thành phần quan trọng của không gian mở công cộng trong khu vực. Thật vậy, chỉ trong vài năm, lần lượt từ hồ Trung Tự, hồ Thiền Quang và sắp tới là hồ Hoàng Cầu cũng đang dần khoác lên mình tấm áo mới. Sau cải tạo, nâng cấp, các khu vực này không những khang trang, sạch đẹp với kiến trúc hiện đại, đồng bộ cùng các công trình hiện có mà còn phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân là điểm nhấn cảnh quan của khu vực…

Có mặt tại hồ Trung Tự thời điểm này, chắc hẳn nhiều người dân đều cảm nhận rõ sự thay đổi theo hướng tích cực. Sau cải tạo, toàn bộ vỉa hè xung quanh hồ được lát bằng gạch bê tông giả đá. Riêng bó vỉa hè, bó vỉa bồn cây là đá tự nhiên. Tại hồ còn được bố trí thêm hệ thống thảm cây, cây bụi trang trí xen kẽ hệ thống ghế ngồi, đường dạo ven hồ; thay thế hệ thống bóng đèn led chiếu sáng; cải tạo bậc lên xuống, bổ sung hệ thống lan can xung quanh hồ và đặt thêm thùng rác, thiết bị thể dục thể thao ngoài trời.

Thả lỏng thư thái bên chiếc xe đạp nhưng ánh mắt vẫn không quên dõi theo đứa cháu đang chơi bên chiếc cầu trượt, bà Hoàng Thu Hà, người dân khu tập thể Nam Đồng, hào hứng chia sẻ về những thú vui của người dân nơi đây kể từ khi việc cải tạo, đồng bộ hạ tầng hồ Trung Tự được triển khai và đưa vào sử dụng. “Trước đây khu vực bờ kè không có lan can bảo vệ, đường bao quanh hồ xuống cấp gây nguy hiểm cho người dân khi đi dạo, tập thể dục tại khu vực. Nay hồ được cải tạo, chỉnh trang lại, chúng tôi rất phấn khởi”, bà Hoàng Thu Hà chia sẻ.

Giải pháp bền vững

Ngay khi Thành phố đẩy mạnh việc cải tạo các hồ trên địa bàn, vẫn có những luồng dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu các hồ liệu có thật sự được “hồi sinh”? Băn khoăn ấy là xác đáng bởi thực tế đã có những hồ sau khi được cải tạo hoàn toàn có thể xuống cấp và ô nhiễm trở lại nếu không có sự quan tâm đúng mức.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 -2025 đã xác định phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, Thành phố thông minh, hiện đại, với quyết tâm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô. Từ tinh thần trên cho thấy, việc giữ gìn Thủ đô xanh, sạch, đẹp được đặt lên một tầm cao mới, đòi hỏi phải có sự quyết tâm của các cấp chính quyền cũng như đông đảo người dân. Thế nhưng để làm được điều trên, riêng về phần ao, hồ và không gian mặt nước vẫn cần thiết phải có cơ chế và khung pháp lý rõ ràng hơn.

Tại Quy hoạch chung Thủ đô đang được xây dựng, góp ý, Hà Nội một lần nữa nhấn mạnh nội dung này trong khâu đột phá về đô thị, môi trường và cảnh quan với tư tưởng khai thác các giá trị cảnh quan, môi trường đặc trưng của Hà Nội để phát triển Thủ đô. Trong đó, xác định trước năm 2030, làm sống lại các dòng sông nội đô, bảo vệ nghiêm ngặt các hồ, không gian mặt nước; khai thác lợi thế cảnh quan hệ thống sông, hồ để tạo không gian sinh thái đặc sắc của Thủ đô, nhất là tiềm năng hồ Tây, sông Hồng, sông Đuống, sông Tô Lịch. Đây đồng thời cũng được xác định là nhiệm vụ cấp bách ưu tiên hàng đầu khi triển khai Quy hoạch Thủ đô. Từ những chỉ đạo, định hướng đó, rất cần sự cố gắng của các cấp chính quyền, sự phối hợp của người dân để những ao, hồ sạch sẽ ngày càng nhiều lên, những mặt nước trong xanh dần trở lại.

Với ý nghĩa là không gian mở trong đô thị, xung quanh khu vực ao, hồ Hà Nội đã cho phép giảm mật độ xây dựng, tạo nên các không gian xanh xen kẽ, len lỏi trong các khu vực chức năng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tạo lập môi trường vi khí hậu cho Hà Nội như tăng độ ẩm làm mát không khí, lọc bụi, giảm tiếng ồn, giảm bức xạ của mặt trời.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Hà Nội sắp mưa rất to kèm giông lốc do ảnh hưởng của bão số 3

Phòng Dự báo khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn Bắc Bộ) vừa đưa ra cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ mưa lớn tại Hà Nội khi bão số 3 đổ bộ.
Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Hiểu đúng cấp độ bão để chủ động ứng phó an toàn

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo ngại thường trực, đặc biệt khi biến đổi khí hậu ngày càng khiến các cơn bão trở nên khó lường. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các cấp độ gió bão, từ áp thấp nhiệt đới đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Hiểu rõ tác động của từng cấp bão sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công tác phòng ngừa và bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng

Chiều 20/7, các lực lượng liên ngành tại Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra, khảo sát thực tế và tuyên truyền khẩn cấp các biện pháp phòng chống bão số 3 (Wipha) trên tuyến sông Hồng. Hoạt động này nhằm chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão, kịp thời khắc phục các tồn tại và nâng cao ý thức cho người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an toàn giao thông thủy và hạn chế tối đa thiệt hại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/7: Mưa lớn kèm giông lốc do ảnh hưởng bão số 3

Dự báo ngày 21/7, khu vực Hà Nội ngày có mưa to đến rất to và giông, đêm có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động