--> -->

Y án chung thân đối với "trùm" đa cấp Lê Xuân Giang

Ngày 1/8, Tòa án nhân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án Lê Xuân Giang (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên Kết Việt) và 6 đồng phạm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của 68.000 nhà đầu tư.
Xét xử “trùm” đa cấp Liên Kết Việt Yêu cầu trùm đa cấp Liên Kết Việt trả lại tiền cho hơn 6.000 bị hại Tuyên án trùm đa cấp Lê Xuân Giang và đồng phạm

Trước đó, tháng 12/2022, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án trên và tuyên phạt bị cáo Lê Xuân Giang tù chung thân; bị cáo Lê Văn Tú (cựu Tổng Giám đốc Công ty Liên Kết Việt) 17 năm tù; bị cáo Nguyễn Thị Thủy (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên Kết Việt) 18 năm tù cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Các bị cáo đồng phạm còn lại là thành viên nhóm phát triển thị trường Công ty cổ phần Liên Kết Việt gồm: Lê Thanh Sơn, Trịnh Xuân Sáng, Nguyễn Xuân Trường và Vũ Thị Hồng Dung tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án từ 13 - 16 năm tù.

Y án chung thân đối với
"Trùm" đa cấp Lê Xuân Giang và đồng phạm tại tòa sơ thẩm.

Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử buộc bị cáo Giang phải bồi thường cho hơn 5.800 bị hại số tiền gần 300 tỷ đồng (đã xác định được thông tin, địa chỉ); đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự với các bị hại còn lại của vụ án. Đối với 6 bị cáo đồng phạm của bị cáo Giang, Hội đồng xét xử buộc phải liên đới bồi thường số tiền còn lại.

Theo bản án sơ thẩm, Công ty Cổ phần tập đoàn thiết bị y tế BQP (viết tắt là Công ty BQP) và Công ty Liên Kết Việt đều do Giang thành lập và điều hành hoạt động.

Lợi dụng việc được cấp giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp với hàng hóa do Công ty BQP sản xuất, từ tháng 3/2014 - 11/2015, Giang cùng đồng phạm cung cấp thông tin sai lệch cho các bị hại để tạo lòng tin về hoạt động kinh doanh của Liên Kết Việt và công ty BQP.

Các bị cáo đã giới thiệu Liên Kết Việt là công ty con của BQP, BQP là Công ty cổ phần tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng, là công ty của Bộ Quốc phòng.

Giang và các lãnh đạo của công ty được giới thiệu là "cán bộ của Bộ Quốc phòng; các sản phẩm kinh doanh là sản phẩm liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, cơ quan uy tín của Bộ Quốc phòng; sản phẩm đã được thử nghiệm, đưa vào sử dụng tại các bệnh viện trung ương; Liên kết Việt và BQP là những doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, có lợi nhuận cao, có nhiều đóng góp với xã hội nên được lãnh đạo Nhà nước, được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá cao"...

Để tạo lòng tin, thậm chí Giang còn đặt làm giả bằng khen của Thủ tướng và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tặng cho công ty và các lãnh đạo của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Các bị cáo thuyết trình với bị hại chỉ cần đóng tiền vào Công ty Liên Kết Việt, không cần lấy hàng hóa ra để kinh doanh là có thể trở thành nhà phân phối, một người có thể đứng tên nhiều mã hàng…

Lê Xuân Giang và đồng phạm còn đặt ra mô hình trả thưởng theo hình kim tự tháp, nghĩa là lấy tiền của người tham gia kinh doanh đa cấp sau để trả cho người tham gia trước.

Số tiền thưởng, tiền hoa hồng hứa hẹn sẽ trả cho các nạn nhân lên tới trên 65% tổng số tiền thu được của chính các bị hại.

Cùng với việc thuyết trình, quảng cáo tạo lòng tin sai sự thật về Công ty Liên Kết Việt, Giang và đồng phạm còn đặt ra và đưa vào triển khai trên liên tục trên toàn hệ thống kinh doanh đa cấp 15 chương trình thi đua khuyến mại kích cầu chạy song hành với việc chi trả hoa hồng; đưa ra những khoản khuyến mại lớn như nộp 7 triệu đồng (sau là 8,6 triệu đồng) sẽ nhận được tiền thưởng lên tới 409 triệu đồng.

Nếu lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ nhận được quà thưởng là ôtô trị giá tới 1 tỉ đồng, nhà trị giá 1,8 tỷ đồng; tặng đi du lịch nước ngoài; được lên chức phó phòng, trưởng phòng, giám đốc được hưởng lương tháng, được ăn chia phần trăm số tiền thu được do các bị hại nộp vào tới 10 tỷ đồng mỗi tháng...

Với các chiêu trò được tung ra, đến tháng 11/2015, Giang và đồng phạm đã mở rộng mạng lưới phát triển được 34 chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý tại 27 tỉnh, thành, lôi kéo được hơn 68.000 người tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp.

Theo cơ quan công tố, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.121 tỉ đồng và phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền này.

Sau khi Tòa tuyên án sơ thẩm, các bị cáo Giang, Dung, Sáng, Thuỷ, Tú kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Quá trình tố tụng, tòa án xác định các bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ mới. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận đơn kháng cáo của 5 bị cáo trên.

Cụ thể, Lê Xuân Giang bị tuyên phạt mức tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Toà phúc thẩm cũng giữ nguyên mức án với Lê Văn Tú là 17 năm tù; Nguyễn Thị Thủy 18 năm tù; Trịnh Xuân Sáng 16 năm tù và Vũ Thị Hồng Dung 13 năm tù.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Triệt phá đường dây giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi quy mô lớn

Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây chuyên mua bán, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố. Các đối tượng đã thu gom lợn bệnh, tổ chức giết mổ không phép và tuồn ra thị trường, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.

Tin khác

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Trong 6 tháng năm 2025, Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 27.283 vụ việc, giải quyết 16.990 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,27%. So với cùng kỳ năm 2024, số thụ lý tăng 3.456 vụ; giải quyết tăng 2.295 vụ. Đặc biệt Tòa thụ lý vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (cũ); các vụ án liên quan đến trung tâm đăng kiểm; vụ án liên quan đến “Nhận hối lộ"...
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Tuyên án bà trùm ma túy

Tuyên án bà trùm ma túy

Chiều 2/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Kim Hương (Hương "Mẩu") và các bị cáo liên quan khác.
Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Lời hối hận muộn màng của các bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn

Cuối giờ chiều ngày 28/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu cùng hàng chục bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương khác đã khép lại phần tranh luận, 40 bị cáo lần lượt được nói lời sau cùng trước khi phiên tòa bước vào phần nghị án.
Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Luật sư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự về tội "Đưa hối lộ" cho Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Chiều 27/6, phiên xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo liên quan trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh thành tiếp tục diễn ra với phần tranh luận.
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và một số tỉnh, thành.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn: Ám ảnh với cái nghèo, thường xuyên làm thiện nguyện

Trả lời trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) đã bật khóc và cho biết, bản thân lớn lên trong nghèo khó, hiểu rõ về cái nghèo, vì vậy, từ khi làm kinh doanh có điều kiện tài chính, bị cáo đã cùng với chính quyến địa phương xoá nghèo bền vững ở quê hương, xây dựng hàng chục nghìn căn nhà tình nghĩa cho người nghèo...
Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được giảm án 14 năm tù

Hội đồng xét xử ghi nhận bị cáo Trịnh Văn Quyết khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án và nộp thừa tiền khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ vì vậy tòa phúc thẩm tuyên phạt bị cáo 7 năm tù cho tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phạt 4 tỷ đồng do “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Cựu Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy Mang Thít lý giải việc được Hậu "Pháo" chuyển hơn 69 tỷ đồng

Ngày 26/6, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) cùng loạt lãnh đạo tỉnh và 40 bị cáo liên quan tiếp tục phần thẩm vấn.
Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan khai nhận tiền để làm từ thiện

Sáng 25/6, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn tiếp tục với phần thẩm vấn. Trả lời Hội đồng xét xử, bà Hoàng Thị Thúy Lan - Cựu Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc thừa nhận, đã nhận tiền của Hậu "Pháo" để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo.
Xem thêm
Phiên bản di động