-->

Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?

Học sinh nói bậy một cách tự nhiên khi trên đường cùng bạn bè, thậm chí sẵn sàng văng tục trong sân trước sự chứng kiến của giáo viên…
Chưa bao giờ người Hà Nội nói bậy nhiều như bây giờ Chưa bao giờ người Hà Nội nói bậy nhiều như bây giờ

LĐTĐ - TS Nguyễn Ngọc Mai cho hay, việc đưa các giá trị chuẩn của người Việt Nam nói chung, người Thăng Long nói riêng vào các sản phẩm văn hóa, quan hệ kinh tế xã hội ít được để ý và hệ lụy của nó là “chưa bao giờ người Hà Nội lại nói bậy nhiều như bây giờ”.

Trẻ nói bậy như một lẽ… đương nhiên

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phải lên kế hoạch kiểm tra, xử lý nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa này. Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội chỉ đạo chấn chỉnh văn hóa ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trước đó, cuối năm 2014, theo chỉ đạo của UBND TP, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến xây dựng “hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP Hà Nội”. Tuy nhiên, cho đến nay, nạn nói tục, chửi bậy không có dấu hiệu… thuyên giảm, đặc biệt trong giới học sinh, sinh viên.

Xử phạt học sinh nói bậy có khả thi không ?
TS Lê Thị Bích Hồng

TS Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, giảng viên cao cấp trường ĐH Sân khấu Điện ảnh phải thốt lên rằng chưa khi nào, chưa bao giờ lại chứng kiến nhiều tình huống ứng xử thiếu văn hóa trong nhà trường cũng như ngoài xã hội như hiện nay. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy như chuyện tự nhiên, không có gì là thô thiển, kệch cỡm.

“Tôi đã từng chứng kiến và rất buồn khi trong quán cà phê hay thư viện… các em nói bậy mà không ý thức mình đang nói bậy, coi hành vi đó như là lẽ đương nhiên không ảnh hưởng đến tư cách, đạo đức của mình”- TS Hồng cho biết.

Chung quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm (chủ tịch Hội tâm lý giáo dục HN, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, HN) cho rằng, trẻ con nói bậy xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bắt chước từ người lớn trong cộng đồng, trong gia đình. Cha mẹ nói bậy trước mặt con cái thì chắc chắn trẻ sẽ học theo.

Không chỉ trong gia đình, mà theo TS Lâm trẻ còn được nghe những lời tục tằn ấy khi ra ngoài xã hội. Đó là ở chợ, trong siêu thị hay trên đường phố. Trẻ mặc nhiên được nghe như một điều bình thường, điều này ăn sâu vào tiềm thức của học sinh thì “lệnh cấm” trong nhà trường chỉ có thể ngăn ngừa một cách “cưỡng bức”, nó không lâu bền, thậm chí sinh ra tâm lý đối phó của học sinh.

Xử phạt chỉ là cách cắt ngọn

TS Hồng cho rằng việc thiết lập lại văn hóa ứng xử trong xã hội nói chung và học sinh nói riêng không thể một sớm một chiều. Và càng không phải đợi đến bậc giáo dục đại học mới bắt đầu. Để làm được việc này cần rất nhiều yếu tố, từ trong chính mỗi gia đình, từ bậc giáo dục mầm non cho đến tiểu học chứ không phải chỉ làm phần ngọn (đợi các em học đến bậc THCS, THPT hay ĐH) mới giảng dạy, mới răn đe hay mới xử phạt thì…không còn giá trị.

Điều chúng ta cần làm là làm thế nào để các em có ý thức khi nói ra những lời lẽ ấy các em cảm thấy xấu hổ, cảm thấy xúc phạm những người xung quanh… TS Hồng cho rằng đó là việc khó nhưng cần phải làm - xây dựng quy tắc ứng xử văn minh cho học sinh sinh viên Thủ đô.

“Những biện pháp răn đe, xử phạt chỉ là công cụ, cần giải quyết nền móng trước chứ không phải cắt ngọn, phải xây dựng ý thức cho trẻ biết nói lời “biết xin lỗi, cảm ơn”. Tôi dạy môn cơ sở văn hóa VN chú trọng đến giao tiếp ứng xử nên thường lồng vào các bài giảng về giao tiếp ứng xử. Vì thế nguyên tắc tôi đặt ra cho các em là nếu như tôi nghe thấy tiếng nói bậy ở trong không gian trường học tôi sẽ không dạy, thay vào đó là sự phân tích, phê bình hành vi ấy ngay trước lớp”- TS Hồng nhấn mạnh.

Bổ sung quan điểm trên, TS Lâm cũng cho rằng, chúng ta vẫn cần có những quy định cụ thể nơi công cộng, trong nhà trường, cơ quan, thậm chí có thể đề ra chế tài với các mức độ xử lý cụ thể. Nhưng điều nên làm hơn cả là tác động đến nhận thức của giới trẻ. Theo đó, thay vì hô hào không được nói tục, chửi bậy mỗi nhà trường nên tổ chức các diễn đàn để các em thẳng thắn bộc lộ quan điểm về việc này. Khi các em nhận thức được hành vi của mình, thì chính các em sẽ có những điều chỉnh.

Theo Ngô Châu Anh (Infonet)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động