--> -->

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội Để các di sản được bảo tồn vĩnh cửu

Nằm ở phía tây Hà Nội, làng Phú Gia (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) còn được gọi là làng nghề xôi Phú Thượng vì có hơn 600 hộ gia đình đang làm nghề nấu xôi.

Hàng ngày, khi cả thành phố vẫn chìm trong giấc ngủ say, hàng trăm hộ dân ở Phú Thượng đã sáng đèn, bắt đầu một ngày làm việc. Ai nấy đều tất bật chuẩn bị cho mẻ xôi mới.

Nhà nhà đỏ lửa, những chõ xôi cỡ đại tỏa khói nghi ngút. Khoảng 5 giờ sáng, những chiếc ô-tô, xe máy bắt đầu chở xôi thành phẩm tỏa đi khắp những nẻo đường của thành phố, phục vụ cho bữa sáng của người dân Thủ đô.

Xưa kia, nghề nấu xôi xuất phát từ làng Phú Gia, rồi phát triển thành nghề truyền thống ở cả phường Phú Thượng, với khoảng 600 hộ làm nghề nấu xôi. Có đến 95% lao động của nghề nấu xôi là phụ nữ.

Phó Chủ tịch Hội làng nghề xôi Phú Thượng Nguyễn Thị Tuyến cho biết: “Nghề nấu xôi ở Phú Thượng đã có hàng trăm năm nay. Từ nhiều năm trước, các cô, các bà thổi xôi bằng chõ đất, rồi đi bán rong dọc phố phường Hà Nội. Ngày nay người dân Phú Thượng vẫn tiếp nối truyền thống đó. Chúng tôi tự hào vì kỹ thuật chế biến giúp xôi Phú Thượng không những dẻo thơm, mà còn phong phú về chủng loại. Ðiều đó giúp mang lại thu nhập ổn định cho người dân và phát triển kinh tế địa phương”.

Ở Phú Thượng, hầu như gia đình nào cũng coi nghề nấu xôi là nghề gia truyền, tối thiểu cũng có vài ba thế hệ nối nghiệp nhau làm nghề.

Nếu các hàng quán xôi ở trong thành phố mỗi ngày bán một vài chục cân gạo nấu xôi, thì ở Phú Thượng, những gia đình mỗi ngày nấu 10 đến 20kg gạo xôi chỉ là số ít. Các hộ trung bình cũng nấu tới 30 - 40kg gạo xôi các loại từ xôi lạc, xôi đỗ cho đến xôi vò, xôi ngô.

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản
Nghề làm xôi Phú Thượng đã chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mỗi ngày “làng xôi” Phú Thượng sử dụng hết khoảng 10 tấn gạo để nấu xôi. Vào các ngày mồng 1, rằm, lễ, Tết, lượng xôi sẽ tăng gấp mấy lần so với ngày thường. Mùa cưới cũng là mùa làm ăn với người dân Phú Thượng khi lượng đặt hàng thường tăng đột biến vào những dịp cuối tuần.

Ðể làm ra món xôi Phú Thượng dẻo, thơm phải rất kỳ công, kỹ lưỡng từ khâu chọn, vo gạo, đồ xôi. Tất cả các khâu, công đoạn đều phải rất tỉ mỉ và kỹ lưỡng, chỉ cần sơ sẩy, hay làm ẩu một công đoạn nào thì chõ xôi đó coi như bị hỏng. Chính vì vậy, gạo để đồ xôi Phú Thượng phải là loại gạo mới, nếu ngày mai đồ xôi thì hôm nay mới xát gạo.

Muốn đồ được xôi ngon cần vo gạo thật sạch. Tùy theo kinh nghiệm của mỗi gia đình và chủng loại xôi mà thời gian ngâm có thể khác nhau. Sau khi ngâm tiếp tục mang ra vo, đãi đến khi nước thật trong. Xôi Phú Thượng được đồ hai lần. Lần một, người ta dỡ ra rổ, lấy đũa đảo đều để cho hạt xôi ráo. Sau một thời gian nhất định thì sẽ đồ lần hai. Bởi thế, hạt xôi Phú Thượng luôn căng mọng.

Một đặc điểm khác của xôi Phú Thượng là để qua ngày nhưng cũng vẫn giữ được độ thơm, dẻo. Ðó chính là bí quyết làm nghề của người Phú Thượng. Bà Mai Thị Thanh về làm dâu Phú Thượng đã mấy chục năm nay. Sau khi về làm dâu được mấy ngày thì mẹ chồng bà bắt đầu dạy nghề. Thấm thoắt bà đã gắn bó với nghề đồ xôi được hơn 30 năm.

Hiện nay, để lan tỏa, giới thiệu nét tinh hoa, sự cầu kỳ trong cách làm, chế biến món xôi Phú Thượng, nhiều người trẻ nơi đây đã và đang mở lớp dạy làm xôi trực tiếp và online. Ðây cũng là cách để quảng bá sản phẩm xôi Phú Thượng rất hiệu quả. Nhiều người học nghề để thử làm theo, nhưng cũng qua lớp học mà họ hiểu thêm về món xôi Phú Thượng, từ đó, trở thành khách hàng trung thành với nghề nấu xôi.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, một người dân ở Phú Thượng chia sẻ: “Việc các cháu trong phường mở lớp dạy làm xôi online khiến chúng tôi rất vui, bởi đây là cách chúng tôi giữ lửa làng nghề và quảng bá sản phẩm. Với cách làm này, tôi tin rằng sản phẩm xôi Phú Thượng sẽ ngày càng được giới thiệu rộng rãi, giúp cho nghề phát triển bền vững hơn”.

Nghề nấu xôi Phú Thượng không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình mà mới đây còn được ghi vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh chia sẻ: “Xôi là món ăn phổ biến ở khắp các vùng, miền của Việt Nam. Nhưng bí quyết của xôi Phú Thượng để cho hạt mọng, để qua ngày hạt xôi vẫn dẻo, thơm, xôi dẻo mà lại không nát, không dính tay... Ðó chính là tri thức dân gian về nghề nấu xôi cổ truyền mà chúng ta cần gìn giữ, tôn vinh từ khía cạnh di sản”.

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản
Xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.

Cuối tháng 2 vừa qua, tại di tích đình Phú Gia (phường Phú Thượng) đã diễn ra Lễ hội truyền thống xôi Phú Thượng lần thứ VII và Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại Lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, trong những năm qua, với mong muốn gìn giữ nghề truyền thống địa phương và nâng cao đời sống người dân, quận Tây Hồ đã luôn quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ làng nghề phát triển. Ngày 30/12/2016, Phú Thượng được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng.

Năm 2018, xôi Phú Thượng là 1 trong 12 món ẩm thực truyền thống của Hà Nội phục vụ Trung tâm Báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, thu hút sự chú ý của nhiều phóng viên báo chí nước ngoài.

Năm 2019, Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Xôi Phú Thượng.

Được biết, xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội. Quận Tây Hồ đã tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng, chỉnh trang đường, ngõ, chiếu sáng trên địa bàn phường; đặc biệt chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án “Điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống Xôi Phú Thượng” nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho làng nghề phát triển, khẳng định thương hiệu và nâng cao đời sống của người dân.

Để định vị giá trị, bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống với tư cách là một di sản văn hoá, trong thời gian qua, với sự đồng hành, hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Cục Di sản văn hóa phi vật thể, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các nhà khoa học đầu ngành văn hóa, quận Tây Hồ đã hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đề nghị ghi danh Nghề làm xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày 16/2/2024, Nghề làm xôi Phú Thượng đã chính thức được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 344/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Toàn thể cán bộ, đảng viên, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân xã Phúc Thọ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Sáng 17/7, tại phường Từ Liêm, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố số 12 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1). Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri của 4 phường Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ.
Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp rất hiệu quả và khoa học. Hiện tại đang dồn sức cho các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng: Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực công tác. Trong đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được chăm lo, góp phần phục vụ cuộc sống nhân dân Thủ đô ngày càng tốt hơn.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

6 tháng đầu năm 2005, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Chú trọng đến thế hệ tương lai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học được triển khai sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú.
Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị vận động mở cửa nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách, nhân dân phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Từ hôm nay (16/7), Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân.
Xem thêm
Phiên bản di động