-->

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Tạo sức hấp dẫn cho tài nguyên di sản Hà Nội có thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PV: Bà nhìn nhận như thế nào về di sản văn hóa trong sự phát triển của kinh tế - xã hội?

TS Lê Thị Việt Hà: Di sản văn hóa bao gồm các thành tố mang tính phi vật thể như phong tục, nghi lễ, lễ hội, tri thức địa phương, niềm tin, hệ giá trị, nghệ thuật,... và các thành tố mang tính vật thể như đình, đền, miếu, nhà ở… Di sản văn hóa thường được nhấn mạnh ở khía cạnh giá trị là tài sản văn hóa, thể hiện bản sắc và sự kế tục. Trước đây, di sản văn hóa được xem là sản phẩm của quá khứ, phản ánh và thể hiện các giá trị, niềm tin, tri thức,... mang tính truyền thống, thuộc về quá khứ.

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội
TS. Lê Thị Việt Hà.

Với cách hiểu như vậy vô hình chung đã bỏ qua nhiều chiều cạnh kinh tế - xã hội mang tính đương đại của di sản văn hóa. Hiện nay di sản văn hóa được hiểu không chỉ là vật thể của quá khứ cần được bảo tồn, mà là nguồn lực vô giá (bao gồm cả vật thể và phi vật thể) có vai trò trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển cụ thể ở các khía cạnh khác nhau, của các quốc gia và tộc người cụ thể. Sự thay đổi trong nhận thức này được chính UNESCO thúc đẩy từ những năm 80 và nỗ lực này đã được ghi nhận. Biểu hiện rõ nhất của sự ghi nhận này là trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc, văn hóa được coi là trụ cột thứ tư của phát triển bền vững. Vai trò của di sản văn hóa không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, mà còn đem lại công bằng xã hội và mô hình phát triển đậm tính bản sắc.

PV: Giá trị kinh tế của di sản được thể hiện thế nào, thưa bà?

TS Lê Thị Việt Hà: Giá trị kinh tế của di sản không được thể hiện một cách thông thường trên thị trường, thương trường mà nó thể hiện gián tiếp thông qua các giá trị khác. Di sản văn hóa có tính biểu tượng, biểu tượng đó phải lồng ghép vào các loại hàng hóa khác để tạo ra lợi nhuận. Ví dụ cụ thể nhất là các di sản văn hóa gắn với tôn giáo như đình, đền, chùa, nhà thờ... khi trở thành di tích lịch sử được xếp hạng, có giá trị tâm linh thì sẽ thu hút được đông đảo du khách thập phương, từ đó mang lại giá trị kinh tế cho địa phương sở hữu di sản đó.

Tương tự, các hoạt động lễ hội mang tính chất cộng đồng như lễ hội đền Hùng, lễ hội bà chúa Kho, lễ hội chùa Hương,… là những lễ hội lớn và đem lại lợi ích không nhỏ cho địa phương. Bản thân ngôi đền hay lễ hội không phải là tài sản được định giá, định lượng, nhưng những hoạt động xung quanh nó như bán vé tham quan du lịch, các dịch vụ hàng hóa đi kèm với lễ hội… đã sản sinh ra kinh tế.

PV: Có thể thấy rằng di sản không phải chỉ tiêu tiền, mà di sản còn kiếm nhiều tiền nếu biết cách khai thác. Tuy nhiên, rõ ràng việc phát huy giá trị kinh tế của di sản vẫn gặp nhiều bất cập?

TS Lê Thị Việt Hà: Việc phát triển kinh tế di sản là một việc làm cần thiết để mang lại giá trị kinh tế cho địa phương sở hữu di sản. Tuy nhiên nhiều địa phương buông lỏng quản lý dẫn đến việc khai thác di sản một cách quá đà, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc. Các địa phương đó đã quan tâm đến việc phát triển mà không chú ý đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản. Đó là những hình ảnh không đẹp như tệ nạn chèo kéo khách ở các điểm tham quan di tích, tổ chức các xới bạc ăn tiền, bán hàng giả, hàng kém chất lượng ở khu vực tham quan, tiền công đức bị trục lợi. Ví như, tiền công đức bị biển thủ bởi ban quản lý đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An vừa qua làm dư luận hết sức bất bình. Hay lễ hội bị thương mại hóa, là phương tiện bị trục lợi… Tất cả những điều đó là bước cản cho việc phát triển kinh tế di sản.

PV: Theo bà, đâu là giải pháp cho vấn đề này?

TS Lê Thị Việt Hà: Đây là một câu hỏi khó, cần sự vào cuộc của các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, dưới góc độ một nhà nghiên cứu, tôi cho rằng để phát triển kinh tế di sản, cần phải hiểu các nguyên tắc kinh tế của di sản, hiểu về di sản, hiểu về cộng đồng sở hữu di sản đó để có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và từ đó mới có thể phát huy di sản phục vụ lại chính cộng đồng, địa phương đó. Kinh tế di sản luôn có hai mục tiêu kép là phát triển kinh tế và bảo tồn giá trị văn hóa. Nếu bỏ đi một trong hai mục tiêu này thì đều ảnh hưởng không tốt đến di sản và sự tồn tại của nó.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong phát triển kinh tế di sản là một vấn đề quan trọng và vô cùng phức tạp. Vì khi kinh tế di sản càng phát triển thì lợi ích kinh tế càng gia tăng và kèm theo đó là những xung đột lợi ích. Điều này nhận thấy rõ nhất ở các di sản văn hóa sau vinh danh, xếp hạng.

Để phát triển kinh tế di sản cần quan tâm đến cộng đồng sở hữu di sản cùng các bên liên quan để đảm bảo hài hòa lợi ích, cũng như có chiến lược, mục tiêu bài bản, có sự đóng góp, tham vấn từ các chuyên gia đến từ các lĩnh vực chuyên ngành kinh tế và văn hóa để từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương.

PV: Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng trong mùa cây thay lá

Nếu mùa thu là thời khắc của những chiếc lá vàng rơi đầy hoài niệm, thì đầu hạ lại là mùa của sự sống căng tràn, tươi mới đến lạ. Hà Nội trong những ngày đầu hè không chỉ đẹp bởi nắng vàng óng ả rơi nhẹ trên mái phố, mà còn bởi sắc xanh dịu dàng đang hồi sinh trên từng tán cây, từng con đường, từng góc phố.
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông, tình trạng xe máy đi ngược chiều, leo vỉa hè tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, có nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) liên tục ra quân xử lý, tuy nhiên, dường như một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, cho thấy dấu hiệu "nhờn" luật đáng lo ngại.
Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội vinh dự đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm và làm việc, mang theo những cơ hội hợp tác và thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong không khí trang trọng và mến khách này, mỗi chúng ta, những người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung, đều có cơ hội thể hiện nét đẹp văn hóa, sự mến khách và ý thức kỷ luật cao thượng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng

Với gần 32% số bài kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh lớp 12 toàn Thành phố có điểm dưới trung bình (dưới 5 điểm); các đơn vị, trường học đang rốt ráo tìm giải pháp hỗ trợ học sinh, tăng cường ôn tập nhằm giúp các em đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 sẽ diễn ra vào cuối tháng 6 tới.
Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025

Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025

Từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.
Xem thêm
Phiên bản di động