Xét xử vụ FLC: Nhiều bị cáo khai được nhờ đứng tên công ty
Xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết Những chiêu thao túng thị trường chứng khoán của cựu Chủ tịch FLC |
Trong vụ án, cơ quan truy tố cáo buộc bị cáo Quyết thành lập và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC năm 2009, với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch.
Tới năm 2020, hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.
Các bị cáo tại toà. |
Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, bị cáo Quyết chỉ đạo thuộc cấp tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.
Nhóm thuộc cấp thân cận của bị cáo Quyết đã nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo Công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.
Từ đó, nhóm bị cáo thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và cán bộ thuộc Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.
Việc làm này tạo điều kiện cho bị cáo Quyết bán thành công 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Đây là hành vi khiến bị cáo bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Đối với hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", cơ quan tố tụng cáo buộc cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo thuộc cấp mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp, mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC.
5 mã cổ phiếu này liên tục được nhóm bị cáo Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp bị cáo Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.
Các bị cáo trình bày nội dung được hỏi. |
Tại tòa, nhiều bị cáo là người thân, anh em, cháu và cả thông gia của bị cáo Trịnh Văn Quyết đều thừa nhận tội danh bị truy tố. Họ khai rằng không góp vốn, không phải cổ đông Công ty Faros, nhưng được nhờ đứng tên khi Faros tăng vốn điều lệ, giúp sức cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc niêm yết và bán cổ phiếu ROS của Công ty Faros.
Những người này còn cho mượn giấy tờ cá nhân theo đề nghị của bị cáo Trịnh Thị Minh Huế để mở các tài khoản chứng khoán, đứng tên pháp nhân phục vụ cho chuỗi hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Các bị cáo cho rằng, việc ký vào các giấy tờ mà không biết được nội dung, hoặc không ý thức được hành vi của mình là phạm tội.
Bị cáo Trịnh Văn Đại (con bác ruột bị cáo Trịnh Văn Quyết), cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Faros thừa nhận việc ký nhiều giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty Faros, nhưng bị cáo không hiểu biết nhiều mà chỉ ký khi được bà Trịnh Thị Minh Huế nhờ.
Bị cáo cũng không nhớ đã ký bao nhiêu tài khoản chứng khoán của FLC, vì tất cả các tài khoản bị cáo ký đều do bà Huế sử dụng và quản lý, bản thân bị cáo không được hưởng lợi gì.
Còn theo bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, bị cáo không được ông Trịnh Văn Quyết trực tiếp nhờ, mà thực hiện mọi việc theo yêu cầu của Trịnh Thị Minh Huế (em ruột bị cáo). Bị cáo thừa nhận việc ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần góp vốn ở Tập đoàn FLC trị giá hàng trăm tỷ đồng, và dù là anh chị em ruột nhưng bị cáo làm mọi việc mà không được bàn bạc hay hưởng lợi gì. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội.
Bị cáo Nguyễn Văn Mạnh (chồng bị cáo Nga) thừa nhận đã ký vào các hợp đồng vì được bà Huế nhờ. Bị cáo cũng thừa nhận việc cho bà Huế mượn chứng minh nhân dân để mở tài khoản chứng khoán. Còn bị cáo Huế mở bao nhiêu tài khoản mua bán chứng khoán từ chứng minh nhân dân của bị cáo thì bị cáo không nhớ. Bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc ký giúp bị cáo Huế.
Trước bục khai báo, các bị cáo khác từng giữ các vị trí chủ chốt của Tập đoàn FLC và các công ty thành viên của Tập đoàn FLC đều thừa nhận, các bị cáo không góp vốn, nhưng có ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cho bị cáo Trịnh Văn Quyết.
Các bị cáo thanh minh, khi ký, họ chỉ nghĩ ký để hoàn thiện thủ tục báo cáo tài chính cho Tập đoàn FLC, chứ không nghĩ chữ ký của họ giúp sức cho Trịnh Văn Quyết phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Thao túng thị trường chứng khoán". Dù vậy, các bị cáo cũng thừa nhận, hành vi của họ là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Trịnh Văn Quyết phạm tội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lĩnh án 6 năm tù
Pháp đình 22/01/2025 06:29
Tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng 30 tháng tù treo
Pháp đình 20/01/2025 22:05
Phúc thẩm vụ khách hàng bị “bốc hơi” 47 tỷ đồng khi gửi tại Ngân hàng Sacombank
Pháp đình 16/01/2025 09:25
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù
Pháp đình 15/01/2025 17:48
Xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và đồng phạm
Pháp đình 14/01/2025 16:59
Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân
Pháp đình 13/01/2025 16:27
Bị cáo Trần Đình Triển lĩnh án 3 năm tù
Pháp đình 10/01/2025 15:04
Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo thông qua ứng dụng Signal
Pháp luật 09/01/2025 07:30
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Pháp đình 08/01/2025 20:05
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù
Pháp đình 08/01/2025 16:21