Mới có 95 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường ở vụ án Trịnh Văn Quyết
Trong vụ án lừa đảo và thao túng chứng khoán liên quan đến tập đoàn FLC, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC với 2 tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng khoán".
Ở hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo cáo buộc, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, bị can Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros (mã chứng khoán ROS) làm công cụ, chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi gian dối, tăng khối vốn góp chủ sở hữu tại công ty này từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
![]() |
Lực lượng chức năng niêm phong tài liệu, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Trịnh Văn Quyết. |
Sau đó, hoàn thiện các thủ tục để niêm yết cổ phiếu tương ứng với giá trị vốn góp khống của Công ty Faros trên sàn chứng khoán; sử dụng sàn chứng khoán HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra chứng minh được có 30.403 nhà đầu tư mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS từ lần bán ra ban đầu của Trịnh Văn Quyết trên sàn HOSE với tổng giá trị thu về là 4.818 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty Faros chỉ có vốn góp chủ sở hữu thực là 1.197 tỷ đồng, vốn góp khống là 3.102 tỷ đồng. Qua đó, xác định Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt của 30.403 nhà đầu tư nêu trên với số tiền 3.621 tỷ đồng.
Các cá nhân này đã bỏ khoản tiền thật để mua cổ phiếu ROS của Trịnh Văn Quyết trên sàn chứng khoán mà không biết cổ phiếu đã bị bị can Quyết và các đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối nâng khống về giá trị. Vì vậy, Cơ quan điều tra xác định họ là bị hại của vụ án.
Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã áp dụng các biện pháp ủy thác điều tra. Cơ quan Điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nhiều lần thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đề nghị người bị hại đã mua cổ phiếu ROS khai báo, lấy lời khai, để xem xét, giải quyết.
Tuy nhiên, đến nay mới xác định được 133 bị hại trong tổng số 30.403 bị hại sở hữu 627.090 cổ phiếu ROS (hình thành từ vốn góp khống), với tổng giá trị khi mua là hơn 2,2 tỷ đồng. Hiện, chỉ có 95 bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Họ sở hữu 381.670 cổ phiếu ban đầu hình thành từ vốn góp khống, với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Tin khác

Cựu nhân viên Vietcombank chiếm đoạt gần 49 tỷ đồng của khách hàng
Pháp đình 19/04/2025 06:35

TP.HCM: Lên kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Pháp đình 16/04/2025 17:16

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù
Pháp đình 15/04/2025 23:05

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá
Pháp đình 15/04/2025 17:26

Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm
Pháp đình 15/04/2025 16:16

Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp
Pháp đình 10/04/2025 22:38

Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản
Pháp đình 01/04/2025 16:51

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép
Pháp đình 29/03/2025 09:38

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến kháng cáo
Pháp luật 27/03/2025 13:59

Vụ mua bán hóa đơn trái phép: Nguyễn Đăng Thuyết bị đề nghị mức án 15-16 năm tù
Pháp đình 27/03/2025 10:35