Xét xử 38 bị cáo trong vụ "đại án" Việt Á
Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với 29 bị can vụ Việt Á, tạm giữ 1.700 tỷ đồng Trong quý II/2023, Bộ Công an sẽ có kết luận điều tra vụ Việt Á Năm 2024 tiếp tục xét xử một số đại án |
Tại vụ án này, 38 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về các tội: "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Trong đó 6 bị cáo bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" gồm: Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Nguyễn Huỳnh, nguyên thư ký của Nguyễn Thanh Long; Phạm Duy Tuyến, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương; Trịnh Thanh Hùng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.
Bị cáo Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Vũ Đình Hiệp (Phó Giám đốc Công ty Việt Á) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".
Các bị cáo khác gồm nhiều vụ trưởng, vụ phó cơ quan cấp bộ; cán bộ UBND hoặc tỉnh ủy; lãnh đạo cấp sở, nhân viên y tế, cán bộ CDC của 24 tỉnh, thành phố.
Toàn cảnh phiên toà. |
Phiên tòa diễn ra trong 20 ngày từ ngày 3/1/2024 (bao gồm cả ngày nghỉ). Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên, trong đó có 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân và do Thẩm phán Trần Nam Hà làm Chủ tọa phiên tòa. Ngoài ra, còn 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân dự khuyết.
Theo thông báo của Chủ tọa phiên toà, tại phiên tòa hôm nay vắng mặt bị cáo Trần Thị Hồng (nhân viên Công ty Việt Á) do sinh con nhỏ. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo này đã có đầy đủ lời khai trong hồ sơ vụ án và sự vắng mặt sẽ không ảnh hưởng tới phiên toà nên phiên tòa vẫn tiếp tục được diễn ra.
Tại phiên tòa, có 72 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 38 bị cáo; 24 nguyên đơn dân sự; 139 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… được triệu tập tới tòa. Trong số 24 nguyên đơn dân sự, có 17 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của 17 tỉnh, thành phố và đại diện 2 Sở Y tế tỉnh, 5 Bệnh viện đa khoa.
Theo cáo trạng truy tố, khi Covid-19 bùng phát, lợi dụng chủ trương của Nhà nước về việc giao các đơn vị chủ động nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch... với mục đích được sản xuất, bán test xét nghiệm thu lời bất chính, Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Long và nhiều bị cáo khác thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn 1 của Đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, Việt cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để được đề nghị tặng Bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm. Cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương theo giá đã được nâng khống, chậm kiểm tra giá hiệp thương để tạo mặt bằng giá test xét nghiệm. Giới thiệu với các lãnh đạo tỉnh, thành phố để bán thương mại test xét nghiệm thu lời bất chính.
Để được các đồng phạm can thiệp, giúp đỡ như nêu trên, Phan Quốc Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với mục đích để Công ty Việt Á được thuận lợi trong việc tiêu thụ kit test, thu lời bất chính, Phan Quốc Việt trực tiếp hoặc chỉ đạo 7 nhân viên phụ trách vùng của Công ty Việt Á liên hệ làm việc và thỏa thuận, thống nhất với lãnh đạo, cán bộ các công ty trung gian hoặc lãnh đạo, cán bộ các đơn vị, cơ sở y tế để Công ty Việt Á giao kit test và các thiết bị, vật tư y tế khác cho các đơn vị, cơ sở y tế sử dụng trước.
Sau đó thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu, ký hợp đồng để đơn vị, cơ sở y tế thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á hoặc công ty trung gian theo đơn giá họ đưa ra.
Vụ việc được xác định gây thiệt hại tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng của Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, trong đó thiệt hại Nhà nước là hơn 400 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận lĩnh án 6 năm tù
Pháp đình 22/01/2025 06:29
Tuyên phạt bị cáo Mai Tiến Dũng 30 tháng tù treo
Pháp đình 20/01/2025 22:05
Phúc thẩm vụ khách hàng bị “bốc hơi” 47 tỷ đồng khi gửi tại Ngân hàng Sacombank
Pháp đình 16/01/2025 09:25
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù
Pháp đình 15/01/2025 17:48
Xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và đồng phạm
Pháp đình 14/01/2025 16:59
Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân
Pháp đình 13/01/2025 16:27
Bị cáo Trần Đình Triển lĩnh án 3 năm tù
Pháp đình 10/01/2025 15:04
Cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo thông qua ứng dụng Signal
Pháp luật 09/01/2025 07:30
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Pháp đình 08/01/2025 20:05
Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị mức án từ 13 đến hơn 15 năm tù
Pháp đình 08/01/2025 16:21