Xem trai làng tô son, đánh má hồng
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống | |
Nhớ quai thao Triều Khúc |
Mở đầu là lễ rước long bào – triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn (Triều Khúc có hai đình) để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức khiến không khí lễ hội trở nên vô cùng náo nhiệt. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh Bồng” của các chàng trai giả gái.
12 chàng trai được tuyển chọn kỹ lưỡng, tô son, mặc váy, giả gái múa điệu múa cổ lưu truyền. |
Theo truyền thuyết, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường, để khích lệ động viên tinh thần tướng sĩ, đã nghĩ ra cách cho các nam nhân đóng giả nữ và nhảy múa. Các chàng trai ưu tú của làng Triều Khúc được lựa chọn và học múa hàng năm trời để biểu diễn trong ngày hội của làng. Điểm đặc biệt của màn múa này là các chàng trai phải hóa trang má phấn môi son, đầu đội khăn mỏ quạ, mặc quần áo mớ ba mớ bảy và thực hiện các động tác "lẳng lơ" pha trò vui nhộn. Người có gương mặt khôi ngô, đạo đức tốt, học hành tiến bộ... mới được "tín nhiệm" lựa chọn vào đội múa.
Người có gương mặt khôi ngô, đạo đức tốt, học hành tiến bộ... mới được "tín nhiệm" lựa chọn vào đội múa. |
Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng và phải là dân của làng. Sau đó đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa Bồng vào những ngày trước hội. Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống các thiếu nữ trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy với má phấn, môi son, khăn đỏ mỏ quạ. “Con đĩ đánh Bồng” được xem là điệu múa cổ nhất Thăng Long và những chàng trai thể hiện những điệu múa này, ngoài đam mê, còn mong muốn gìn giữ những văn hóa truyền thống lâu đời của quê hương mình. Bạn Chí Hiếu (15 tuổi – thành viên đội múa) cho biết: “Năm nay là năm thứ 3 em tham dự múa Bồng. Năm đầu tiên đóng giả gái, em thấy rất ngượng nhưng sang năm nay thì em đã cảm thấy thích thú khi được tuyển chọn vào hội múa”.
Hội làng diễn ra vào ngày cuối tuần nên thu hút được đông đảo người dân và du khách. |
Các “thiếu nữ" sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng theo âm thanh vang dội, tưng bừng của dàn trống cái, chũm chọe. Đây cũng là tiết mục thu hút được nhiều sự quan tâm của người dân nhất, ai cũng tỏ ra thích thú, theo dõi từng điệu múa của các chàng trai. Chị Hà Thị Oanh (Triều Khúc – Thanh Xuân) – năm nào cũng xem múa Bồng cho biết, chị rất thích điệu múa cổ này của làng, ai xem cũng cảm thấy vui khi đặc biệt điệu múa được thể hiện bởi những chàng trai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Tuổi nào xông nhà đẹp nhất năm Ất Tỵ 2025?
Văn hóa 29/01/2025 00:16