-->

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới

(LĐTĐ) “Tiện ích thì đô thị, nhưng mà hồn cốt là hình thành không gian sống và không gian sản xuất cả nghìn năm nay, làm sao chúng ta phải xem đó là một tài nguyên để giữ gìn, bên cạnh việc chúng ta tạo ra một hồn cốt mới để đáp ứng nhu cầu của đô thị”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề cập.
Tăng tính cạnh tranh cho nông sản mới có thể tăng thu nhập cho người dân Thực hiện chính sách tam nông bằng xây dựng nền nông nghiệp có giá trị kinh tế cao Công đoàn huyện Thanh Oai chung sức xây dựng nông thôn mới

Đội ngũ lãnh đạo xã quyết định sự thành công của nông thôn mới

Tại phiên thảo luận ngày 27/7 của Quốc hội, liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình nông thôn mới), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã báo cáo, làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Các địa phương hay chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở cho thấy chữ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở,... bởi vì xây dựng liên quan tới công trình. Tôi nghĩ rằng đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế”.

Liên quan tới thu nhập người dân, liên quan tới sinh kế của người dân trong Chương trình nông thôn mới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng một trong những “cái bẫy” trong thời gian vừa qua chính là từ tên của chương trình là “xây dựng nông thôn mới”.

“Các địa phương hay chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở cho thấy chữ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở... bởi vì xây dựng liên quan tới công trình. Tôi nghĩ rằng đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế”, ông Lê Minh Hoan chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ví dụ: Nếu 5 năm trước cũng trồng 1 hecta lúa, 5 năm sau cũng trồng 1 có hecta lúa như truyền thống thì không thể nào tăng thu nhập lên 1,5 lần. Nếu hỗ trợ cho người dân vay tiền để giảm nghèo để mà sản xuất ra một mặt hàng nào đó mà không kết nối được bà con tới thị trường thì cũng không thể nào nâng cao thu nhập gấp 1,5 lần.

Do đó, ông Lê Minh Hoan đề nghị đại biểu Quốc hội chia sẻ và cho biết, sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng để tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với các tiện ích của đô thị, chú trọng hơn những phần mềm để người nông dân kết nối với thị trường, tạo những giá trị mới để người dân được nâng cao thu thập, nâng cao chất lượng sống.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, cần bắt đầu là tư duy bền vững, là tư duy nâng cao chất lượng sống, nâng cao thu nhập và bằng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với những mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, gắn với chuỗi ngành hàng từ công nghệ sau thu hoạch, phân loại, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường, vì chính chỗ đó mới là bền vững.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng ngày 27/7

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, xây dựng nông thôn mới là tạo những giá trị mới, xây dựng bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn. “Tiện ích thì đô thị, nhưng mà hồn cốt là hình thành không gian sống và không gian sản xuất cả nghìn năm nay, làm sao chúng ta phải xem đó là một tài nguyên để giữ gìn, bên cạnh việc chúng ta tạo ra một hồn cốt mới để đáp ứng nhu cầu của đô thị”, ông Lê Minh Hoan nêu rõ.

Từ những kết quả đạt được cũng như kinh nghiệm rút ra từ thực tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016-2021, đó là: Chính đội ngũ ở lãnh đạo ở xã, nhóm lãnh đạo ở xã mới quyết định sự thành công trong xây dựng Chương trình nông thôn mới. Đội ngũ này sẽ chuyển hóa được những phần mềm, những vấn đề mới vào xây dựng, thực hiện Chương trình nông thôn mới.

“Cán bộ huyện xuống rồi về, cán bộ tỉnh xuống rồi về, cán bộ Trung ương xuống rồi về, ai là người gần gũi, thường xuyên hằng sáng hay ra đồng, buổi chiều, buổi tối cùng ngồi với bà con để thấu cảm với bà con, tìm những điểm nghẽn, điểm khó trong sản xuất, trong kinh doanh, trong kết nối thị trường với bà con để thay đổi những tập quán của bà con?”, ông Lê Minh Hoan đặt vấn đề.

Huy động nguồn cần tính đến yếu tố đặc thù vùng, miền

Thảo luận tại hội trường về Chương trình nông thôn mới, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Theo đó, các đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới thời gian vừa qua.

Theo các đại biểu, qua 10 năm thực hiện, Chương trình đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ và rộng khắp trong cả nước với sự hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình của Nhân dân, có nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều giải pháp hiệu quả đã được triển khai. Nhờ đó, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, toàn diện.

Đến hết năm 2020, cả nước có 62,4% xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành vượt mức 12,4% so với chỉ tiêu đã đề ra; hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trước 2 năm; 12 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa)

Tuy nhiên, khu vực nông thôn còn đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi tiếp tục có sự quan tâm đầu tư, vừa duy trì, phát huy các thành quả đã đạt được, vừa hỗ trợ các xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới. Các đại biểu cho rằng, việc tiếp tục thực hiện Chương trình này là cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có nhiều thuận lợi, trong đó, bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện Chương trình đã được vận hành trong nhiều năm qua, nhận thức người dân về lợi ích của Chương trình có nhiều chuyển biến, tích cực hưởng ứng tham gia...

Quan tâm đến vấn đề về nguồn lực để thực hiện Chương trình, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá), đề xuất cần phải quan tâm giải pháp về nguồn lực, huy động nội lực trong nhân dân. Trong giải pháp mới đề cập đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn vốn tín dụng hay từ các doanh nghiệp và thành phần kinh tế, nhưng mà giải pháp để huy động các nguồn lực trong nhân dân thì chưa đề cập đến.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề về cơ chế hỗ trợ của ngân sách trung ương cho địa phương, trong chương trình dự kiến bố trí nguồn ngân sách trung ương bằng khoảng 62% so với chương trình của giai đoạn 2016-2020. Đại biểu cho rằng cần xem xét thêm về nguồn vốn này, có thể phân bổ kinh phí nhiều hơn. Đại biểu đề xuất Chính phủ nên nghiên cứu để hỗ trợ cho những địa phương còn phải cân đối ngân sách từ trung ương với các địa phương.

Cũng quan tâm về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk), bày tỏ băn khoăn về tỷ lệ bố trí nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương. Ngoài ra, theo cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách trung ương cho các địa phương trong giai đoạn tới, đại biểu đề nghị Chính phủ trong xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ cần tính đến các yếu tố đặc thù của từng vùng, miền, trong đó chú trọng đến miền núi vùng Tây Nguyên. Đảm bảo bố trí nguồn vốn, như diện tích tự nhiên khu vực nông thôn, dân số, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân tộc thiểu số để giúp cho các địa phương ở vùng thực sự khó khăn có thêm nguồn lực để triển khai thực hiện mục tiêu, các nội dung của chương trình một cách hiệu quả...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động