--> -->

Xây dựng chính quyền số, nhìn từ Bình Dương

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, nhằm hoàn thành mục tiêu chung chuyển đổi số của quốc gia, vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030.
Khai trương các hệ thống thông tin dùng chung thành phố Hà Nội Quận Nam Từ Liêm: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số

Tiến tới kinh tế số

Mục tiêu của tỉnh Bình Dương đến 2025, phấn đấu đạt chỉ tiêu phát kinh tế số chiếm 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; DN nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 50%. Tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trong dịch vụ thương mại điện tử đạt từ 50% trở lên. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số gồm hạ tầng mạng internet băng rộng phủ trên 99% hộ gia đình, 100% xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 100% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có nội dung đào tạo gắn với chuyển đổi số, công nghệ số thương mại điện tử.

Xây dựng chính quyền số, nhìn từ Bình Dương
Tỉnh Bình Dương phấn đấu hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2026.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Bình Dương đã giao cho Tổng công ty Becamex IDC xây dựng Trung tâm dữ liệu điều hành thông minh khu công nghiệp. Đây là 1 trong 4 trung tâm dữ liệu lớn nhất cả nước, luôn đảm bảo đầy đủ những điều kiện tối ưu để cung cấp cho DN các dịch vụ ICT theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ tháng 1/2019, VNTT đã ký kết chương trình hợp tác triển khai dịch vụ với Tập đoàn Viễn thông NTT East (Nhật Bản), chuẩn bị hạ tầng công nghệ xây dựng thành phố thông minh và trong các lĩnh vực nghiên cứu, triển khai một số dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây.

Theo Tổng công ty Becamex IDC, trong thời gian qua, đơn vị này đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, phát triển công nghiệp 4.0 dựa theo mô hình kinh doanh, phát triển công nghiệp, đô thị và hiện nay chú trọng phát triển dịch vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng. 100% hoạt động tại Tổng công ty Becamex IDC và một số công ty thành viên đã được số hoá.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC cho biết, công tác số hóa, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, sống còn của DN trong thời đại công nghiệp 4.0. Xác định được tầm quan trọng đó, đơn vị đã triển khai chuyển đổi số từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện từ các quy trình hành chính, đến các quy trình xây dựng và lĩnh vực chuyên môn.

Phấn đấu hoàn thành trong năm 2026

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, rêng trong năm 2023, UBND tỉnh Bình Dương phấn đấu 100% sở, ban, ngành, địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu trong danh mục; ban hành kế hoạch về dữ liệu mở, chia sẻ dữ liệu.

Đồng thời phấn đấu đạt trên 30% sở, ban, ngành, địa phương triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh để người dân, DN chỉ phải cung cấp thông tin một lần.

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 40% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được tích hợp; 30% thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công; 60% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đối với phát triển hạ tầng số, kinh tế số và xã hội số, phấn đấu 90% tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP đạt 16%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 8,5%...

Để đạt được mục tiêu xây dựng chính quyền số, UBND tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường đề xuất xây dựng, hoàn thiện các dự án mới cho cả 6 tiêu chí, tập trung vào tiêu chí Bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số, Ủng hộ khích lệ và Bền vững với những dự án cụ thể mang tính phục vụ cộng đồng như: Hướng dẫn người lớn tuổi sử dụng dịch vụ công; ứng dụng kỹ thuật số trong hỗ trợ phụ nữ kinh doanh; thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo trong cộng đồng; hoạt động tuyên truyền về thành phố thông minh, chuyển đổi số trong cộng đồng…

Từ nay đến 2026, tỉnh Bình Dương sẽ phấn đấu hoàn thành hồ sơ đề nghị TOP 7 ICF. Đồng thời có những định hướng và đề xuất danh mục dự án cụ thể của từng ngành phù hợp với các tiêu chí của ICF, nhất là các dự án mang tính xã hội, phục vụ cộng đồng; hoàn thiện chiến lược phát triển Thành phố thông minh Bình Dương.

Việc chuyển đổi số đã mang lại nhiều kết quả cho tỉnh Bình Dương, trong đó chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 của tỉnh Bình Dương đạt 69,61 điểm, xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố, tiếp tục là địa phương đứng đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng và đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ.

Bình Dương là 1 trong 21 cộng đồng thông minh thế giới

Với những kết quả đạt được, tỉnh Bình Dương vừa được Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh là một trong 21 cộng đồng đạt danh hiệu Smart 21 năm 2023 cùng các thành phố của các quốc gia như: Canada, Brazil, Australia… Đây là lần thứ 5 liên tiếp Bình Dương nằm trong TOP 21 Cộng đồng thông minh thế giới. Hiện tỉnh Bình Dương đang thực hiện hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để đạt được danh hiệu TOP 7 và tiến tới danh hiệu TOP 1 của tổ chức ICF năm nay.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Phát động Giải báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Trung tâm Truyền thông KH&CN, Cơ quan thường trực Giải thưởng chính thức phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025. Thời gian tiếp nhận tác phẩm bắt đầu từ ngày 25/6 đến hết ngày 15/11/2025.
Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên báo chí dữ liệu

Kỷ nguyên số mở ra những thách thức chưa từng có nhưng cũng đem đến cơ hội vàng để báo chí chuyển mình. Dữ liệu lớn và cá nhân hóa nội dung chính là “chìa khóa” tương lai của báo chí, mở đường cho các mô hình truyền thông mới, nơi báo chí không chỉ đưa tin mà còn phục vụ thông tin như một dịch vụ thiết yếu phù hợp với từng cá nhân.
Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Đổi mới sáng tạo là “chìa khóa” thành công

Việc ứng dụng Dữ liệu lớn và cá nhân hóa không chỉ đơn thuần là cải tiến kỹ thuật, mà còn mở ra những hướng đi mới cho mô hình truyền thông trong tương lai.
Để báo chí bắt kịp “chuyến  tàu” AI

Để báo chí bắt kịp “chuyến tàu” AI

Chuyển đổi số báo chí đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở tất cả các cơ quan báo chí. Chuyển đổi số báo chí là sự tích hợp dữ liệu và công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của một cơ quan báo chí. Do đó, việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình từ quản lý đến tác nghiệp, sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và kinh doanh... tạo ra những sản phẩm, cơ hội, doanh thu và các giá trị mới, đó là mục tiêu mà các cơ quan báo chí luôn phải hướng tới.
Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Công an Thủ đô làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số

Ngày 8/6, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội, khoảng 1.500 cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị bước vào kỳ thi tập trung khóa học trực tuyến trong khuôn khổ chương trình "Thanh niên Công an Thủ đô gương mẫu đi đầu trong đào tạo và làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số".
Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Kể chuyện đa phương tiện: Thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí

Trong một thế giới mà mỗi ngày người Việt dành đến 365 phút để lướt Internet, trong đó hơn một nửa thời gian là qua điện thoại di động, thì báo chí không thể tiếp tục chỉ "viết". Cách làm báo đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ từ văn bản thuần túy sang kể chuyện bằng hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa và tương tác. Đó chính là Multimedia Storytelling - cách kể chuyện đa phương tiện đang làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về sản phẩm báo chí.
Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Đẩy mạnh số hóa, mang lại tiện ích tối đa cho người dân

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính số hiện đại, BHXH Khu vực I tại Hà Nội đã và đang khẳng định vai trò tiên phong, mang đến những tiện ích vượt trội, đơn giản hóa thủ tục và củng cố niềm tin của cộng đồng vào hệ thống an sinh xã hội.
Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Chuyển đổi số trong đăng ký xe, người dân Hà Nội chỉ mất vài phút làm thủ tục

Với sự bứt phá mạnh mẽ của chuyển đổi số, quy trình đăng ký, bấm biển số xe tại Hà Nội giờ đây đã trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhờ việc ứng dụng công nghệ, tích hợp dữ liệu và triển khai các dịch vụ công trực tuyến, người dân có thể hoàn tất thủ tục chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cho lực lượng chức năng.
Tạo cơ hội để doanh nghiệp công nghệ số phát triển đột phá

Tạo cơ hội để doanh nghiệp công nghệ số phát triển đột phá

Ngày 27/5, Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2025 (Vietnam - Asia DX Summit 2025) với chủ đề “Làm chủ công nghệ - Đột phá, Vươn mình” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động