-->

Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, “điểm nóng” xây dựng nhà ở, nhà xưởng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng chưa được xử lý triệt để tại xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội), khiến người dân bức xúc. Điều đáng nói, nhiều công trình xây dựng trái phép gần ngay trụ sở UBND xã, khu vực bãi bồi ven đê sông Đáy… nhưng lãnh đạo xã Vân Côn dường như “không thấy”. Trước những tồn tại này dư luận đặt câu hỏi, phải chăng chính quyền địa phương “cố tình” làm ngơ cho vi phạm?
Xử lý sai phạm xây dựng và phân lô tách thửa sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô Cần xử lý nghiêm công trình xây dựng không phép tại khu vực Trung tâm thương mại Đồng Mai Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được mở rộng
Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?
Các công trình xây dựng kiên cố tại khu vực Bãi Bầu, thôn Cù Sơn, xã Vân Côn.

Bức xúc trước công tác quản lý và sử dụng đất đai, cũng như việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là công tác vi phạm trật tự xây dựng diễn ra tràn lan trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn chưa hợp lòng dân của chính quyền địa phương; mới đây, ông V.Đ.T, người dân tại xã Vân Côn, đã gửi đơn tố cáo vi phạm trong công tác quản lý đất đai của UBND xã Vân Côn đến các cơ quan chức năng và Báo Lao động Thủ đô.

Theo nội dung đơn, tại địa bàn xã Vân Côn hiện tình trạng "hô biến" đất nông nghiệp thành đất ở, đất thương mại, dịch vụ đang diễn ra ngày một nhiều. Trong đó, do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, nhiều nhà ở, nhà xưởng đã được xây dựng kiên cố trên đất công, đất nông nghiệp, nhiều công trình vi phạm xây dựng trái phép trên vùng đất phân lũ giáp đê sông Đáy.

Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?
Nhiều nhà dân xây dựng nhà ở kiên cố tại đội 15, thôn Cù Sơn, xã Vân Côn.

Cụ thể, tại thôn Phương Quan, trên phần đất công giáp đê sông Đáy thuộc vùng phân lũ, hiện tồn tại nhiều công trình xây dựng từ 2 - 5 tầng khang trang và đang hoạt động kinh doanh dịch vụ. Cùng đó, tại khu đất thôn Sướng Mạ và khu đất Sôi thôn Cát Thuế, hay thôn Quyết Tiến, Vân Côn, Phương Quan tồn tại những công trình xây dựng nhà xưởng, nhà cấp 4 tràn lan trên đất nông nghiệp…

Ghi nhận thực tế tại xã Vân Côn, hàng loạt công trình nhà ở kiên cố, nhà xưởng vi phạm trật tự xây dựng “ngang nhiên” mọc lên trên đất nông nghiệp. Tại khu vực Bãi Bầu, đội 15, thôn Cù Sơn, trên khu vực đất cánh tác trồng màu được làm đường bê tông kiên cố, hai bên đường mọc lên nhiều căn nhà cấp 4, nhà tầng kiên cố, khang trang. Có công trình đang tiếp tục được xây dựng trong khi, dường như chính quyền địa phương “không hề hay biết”...

Không chỉ ở thôn Cù Sơn, mà ngay tại thôn Linh Thượng, khu vực ngay sát với trụ sở UBND xã Vân Côn cũng xuất hiện hàng loạt công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Thậm chí, thời điểm phóng viên ghi nhận có công trình đang san lấp ao, xây móng nhà, có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng…

Phản ánh về việc công trình xây dựng vi phạm tràn lan trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn, một người dân tại khu vực Bãi Bầu (thôn Cù Sơn), cho biết, việc một số gia đình xây trên đất nông nghiệp tại khu Bãi Bầu là do “không có đất” ở nên họ mới ra khu vực này xây dựng nhà. Bình thường các hộ gia đình khi xây dựng nhà ở phải xây đúng trên đất thổ cư và phải có nguồn gốc đất rõ ràng nhưng không hiểu vì lý do gì, những ngôi nhà này lại được xây dựng trên đất trồng màu mà không hề bị cơ quan chức năng xử lý.

Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?
Đất nông nghiệp được xây dựng thành quán nhậu, nhà hàng tại xã Vân Côn.

Trao đổi với phóng viên về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã, ông Nguyễn Tiến Hạ - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Côn, thừa nhận về thực trạng vi phạm trên. Tuy nhiên đây là những “tồn tại cũ” do “lịch sử” để lại. Cũng theo ông Hạ, tại các thôn Cát Thuế, Quyết Tiến, Vân Côn… một số công trình xây dựng sai phép xây trên đất mua bán trái thẩm quyền đã lâu.

Đối với công trình xây dựng tại thôn Linh Thượng mà phóng viên cung cấp, ông Hạ cho biết, người dân xây dựng trên “đất trồng nhãn” của gia đình. Trong khi đó tại khu vực vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp khu vực Bãi Bầu, đội 15, thôn Cù Sơn, ông Hạ cho biết các công trình này được xây dựng “từ năm trước”, duy nhất chỉ có một công trình vi phạm mới là của gia đình bà Năm Lan. Nhưng do gia đình này có người ốm và không có đất xây dựng do con trai sắp cưới vợ, nên gia đình bà Năm Lan đã ra khu vực này xây dựng nhà ở.

Khi phóng viên tiếp tục cung cấp hình ảnh về một số công trình xây dựng mới khi đang trong quá trình đổ cột, xây tường và có dấu hiệu phân lô, tách thửa xây dựng nhà ở kiên cố… tại khu vực Bãi Bầu, ông Nguyễn Tiến Hạ cho biết: "Xã sẽ cho người xác minh công trình vi phạm này"...

Xã Vân Côn, huyện Hoài Đức: Nhiều công trình, nhà ở xây trên đất nông nghiệp, vì sao chính quyền không xử lý?
Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng mới trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn.

Liên quan đến một số công trình nhà ở, nhà xưởng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Vân Côn, cùng với một số công trình vi phạm trật tự xây dựng mà ông Hạ cho biết UBND xã vừa thực hiện cưỡng chế vi phạm, chúng tôi đề nghị được cung cấp các hồ sơ liên quan đến công trình, cũng như các biên bản xử lý vi phạm “nếu có”, ông Hạ cho biết sẽ cung cấp sau.

Tuy nhiên, hơn 1 tuần sau khi có buổi làm việc với đại diện UBND xã Vân Côn, đến thời điểm này, phóng viên vẫn không nhận được bất kỳ hồ sơ liên quan nào đến các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp mà phóng viên đã phản ánh. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Tuấn Minh

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động