--> -->

Vụ “giải cứu con tin” ở quận Bắc Từ Liêm: Xem xét, giải quyết theo quy định

Thời gian qua, vụ “giải cứu con tin” ở quận Bắc Từ Liêm gây xôn xao dư luận. Xung quanh vụ việc, qua tìm hiểu của phóng viên, còn nhiều tình tiết cần làm sáng tỏ.
xem xet giai quyet theo quy dinh Bộ đội Đặc công diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin
xem xet giai quyet theo quy dinh Cảnh kịch tính vụ giải cứu con tin ở Sydney

Không có việc “bắt giữ con tin”?

Trở lại vụ việc, thông tin từ Công an quận Bắc Từ Liêm tại buổi họp báo về vụ “giải cứu con tin” diễn ra vào ngày 12/8: Khoảng 10h06 ngày 2/8, Công an phường Cổ Nhuế 1 tiếp nhận Đơn trình báo của anh Lê Văn Vàng (SN 1981, trú tại huyện Thanh Trì) về việc một số nhân viên Trường Pascal của bà Lê Thị Bích Dung – Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục TDS Việt Nam (Công ty TDS) bị người của bà Trần Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TDS, bắt giữ tại lô TH1, khu đô thị mới Cổ Nhuế.

xem xet giai quyet theo quy dinh
Lực lượng chức năng tại hiện trường xảy ra vụ việc sáng 2/8

Sau khi nhận được tin báo, Công an quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với các lực lượng chức năng tới hiện trường, phát hiện toàn bộ 4 cổng vào khu đất này đều bị khóa. Lực lượng công an đã thuyết phục nhưng bảo vệ không mở cổng. Do tính cấp thiết của tin báo nên công an đã phải cắt khóa để vào giải quyết.

Trong quá trình cắt khóa, bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1963, nhân viên Công ty TDS) và ông Đỗ Văn Hà (SN 1954 tuổi, bảo vệ Công ty TDS) bị khống chế vì có hành vi chống người thi hành công vụ. Cùng thời điểm này, Nghiêm Nhật Anh (SN 1993, con bà Trần Kim Phương) chạy đến dùng điện thoại quay video và có hành vi cản trở lực lượng chức năng nên công an cũng đã bắt giữ Nhật Anh.

Qua tìm hiểu, mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận các tài liệu gồm các văn bản, giấy tờ, vi bằng, hình ảnh do bà Trần Kim Phương cung cấp. Vi bằng bà Phương lập có nhiều hình ảnh, clip thể hiện không có việc bắt giữ người như phía Công an quận cung cấp thông tin.

Bà Phương đề nghị Công an Thành phố rút hồ sơ từ Công an Quận Bắc Từ Liêm để điều tra. Theo hình ảnh video do bà Phương cung cấp, sáng 2/8, những con tin mà phía Công an quận Bắc Từ Liêm cho là bị bắt giữ vẫn đang tự do đi lại và nói chuyện bình thường trong phòng làm việc tại lô đất TH1.

Bà Phương cũng cung cấp các văn bản trình báo việc, bà đã gửi các cơ quan chức năng thông báo việc nhiều nhân viên của bà Dung ở bất hợp pháp trên phần diện tích đất của bà đang sử dụng từ trước ngày 2/8. Không ít lần cán bộ Công an quận Bắc Từ Liêm xuống làm việc về nội dung này.

Sau đó, lực lượng chức năng tiếp tục “giải cứu” những người được cho là con tin là chị Nguyễn Hồng Linh, anh Tăng Văn Lương, Nguyễn Quý Hưng và Nguyễn Văn Dũng, đều là nhân viên trường Pascal. Đến ngày 9/8, Công an quận Bắc Từ Liêm ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Văn Hà và bà Nguyễn Thị Hồng về hành vi chống người thi hành công vụ.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, bà Trần Kim Phương, đã thu thập các tài liệu, lập vi bằng các bằng chứng gửi tới các cơ quan chức năng phản ánh việc, Công an quận Bắc Từ Liêm lạm dụng chức vụ quyền hạn, tạo hiện trường vụ bắt cóc con tin không có thật…

Trong hồ sơ gửi báo Lao động Thủ đô, bà Phương cung cấp 3 vi bằng được lập tại Văn phòng thừa phát lại Ba Đình và nhiều bằng chứng khác là hình ảnh, video clip, cho rằng phía công an đã dàn dựng vụ bắt cóc con tin để lấy cớ phá cổng, bắt giữ người và hoạt động không mang tính chất công vụ. Trong đó, đáng chú ý, bà Phương đưa ra bằng chứng cho rằng Công an quận Bắc Từ Liêm nhận được tin báo tố giác vụ bắt giữ người không có thật.

Cụ thể, tài liệu do Công an quận Bắc Từ Liêm cung cấp nêu rõ, Công an phường Cổ Nhuế 1 nhận được đơn trình báo của ông Lê Văn Vàng vào lúc 10h06 ngày 2/8 về việc một số người bị bắt giữ tại TH1. Tuy nhiên, theo tài liệu bà Phương cung cấp, tại “Biên bản hòa giải” của TAND quận Bắc Từ Liêm lập hồi 10h ngày 2/8 thể hiện, thời điểm này ông Vàng đang có mặt tại Tòa án (với vai trò là người liên quan) để giải quyết vụ vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế mà bà Phương đã khởi kiện bà Lê Thị Bích Dung ra tòa.

“Biên bản hòa giải do tòa lập thể hiện thời điểm đó ông Vàng đang làm việc với tòa và chúng tôi, nếu có vụ bắt giữ người thì ông Vàng phải báo với chúng tôi, là ban lãnh đạo công ty. Với diễn biến như trên thực tế, ông Vàng lấy đâu ra thời gian để viết đơn trình báo gửi công an”, bà Phương cho biết…

Qua tìm hiểu, mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận các tài liệu gồm các văn bản, giấy tờ, vi bằng, hình ảnh do bà Phương cung cấp... Vi bằng bà Phương lập có nhiều hình ảnh, clip thể hiện không có việc bắt giữ người như phía Công an quận cung cấp thông tin. Bà Phương đề nghị Công an Thành phố rút hồ sơ từ Công an Quận Bắc Từ Liêm để điều tra.

Theo hình ảnh video do bà Phương cung cấp, sáng 2/8, những con tin mà phía Công an quận Bắc Từ Liêm cho là bị bắt giữ vẫn đang tự do đi lại và nói chuyện bình thường trong phòng làm việc tại lô đất TH1. Bà Phương cũng cung cấp các văn bản trình báo việc, bà đã gửi các cơ quan chức năng thông báo việc nhiều nhân viên của bà Dung ở bất hợp pháp trên phần diện tích đất của bà đang sử dụng từ trước ngày 2/8. Không ít lần cán bộ Công an quận Bắc Từ Liêm xuống làm việc về nội dung này.

Mới đây, trao đổi với báo chí, đại diện Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết vẫn đang điều tra về việc có hay không hành vi bắt giữ người ở lô TH1…

Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước đề nghị làm rõ

Liên quan đến vụ việc, ngày ngày 9/8, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội chuyển đơn của bà Trần Kim Phương trong, đó nêu rõ: “Sau khi xem xét, Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời đương sự và thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước kết quả giải quyết”.

Tiếp đó, ngày 16/8, Ban Tuyên giáo Trung ương có văn bản gửi UBND TP Hà Nội chuyển đơn của bà Trần Kim Phương để kiểm tra, xem xét, chỉ đạo giải quyết. Cùng ngày, Văn phòng Thành ủy Hà Nội có Giấy báo tin số 3656/GB/VPTU/td gửi bà Trần Kim Phương nêu rõ: Đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận được Đơn của Công ty TDS đề ngày 12/6/2019 (do Văn phòng Trung ương Đảng chuyển đến).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, Văn phòng Thành ủy đã chuyển đơn của Công ty đến Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội để xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định. Gần đây nhất, ngày 22/8, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có thông báo gửi bà Trần Kim Phương cho biết, nội dung đơn thư của bà đã được chuyển đến Công an quận Bắc Từ Liêm để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài vẫn chưa rõ thời điểm hoàn thành.
Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Tây Hồ với Đông Anh, vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng sẽ được khởi công vào ngày mai (19/5).
Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Triển vọng giá vàng tuần tới không khả quan, khảo sát mới nhất của Kitco cho thấy, cả chuyên gia và nhà đầu tư đều bi quan về giá vàng tuần tới.
Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo trong kỳ điều hành tới, giá xăng đồng loạt giảm còn giá dầu sẽ tăng nhẹ.
Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Ngày 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động