Vietinbank từ chối bồi thường vụ án “siêu lừa” Huyền Như
Tiếp tay con dâu phạm tội
Bản án sơ thẩm tuyên buộc Huỳnh Thị Huyền Như phải hoàn trả 210 tỷ đồng cho Công ty cổ phần chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS). Phía SBBS có kháng cáo yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm liên quan đến SBBS, đề nghị HĐXX phúc thẩm yêu cầu VietinBank hoàn trả toàn bộ số tiền cho SBBS. Theo đại diện SBBS lập luận tại tòa, thì họ gửi tiền trực tiếp vào tài khoản mở tại Vietinbank, chi nhánh TPHCM.
Trả lời HĐXX, bị cáo Như cho rằng, thông qua Vũ Minh Hải, nhân viên Công ty cổ phần chứng khoán Ocean Bank giới thiệu, Huyền Như biết SBBS có nguồn tiền muốn gửi vào VietinBank, chi nhánh TPHCM với lãi suất theo hợp đồng 14%/năm và phí ngoài hợp đồng từ 2% đến 6%/năm, nên Huyền Như đã gặp và trao đổi về mức tiền gửi và lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm và lãi ngoài từ 16 đến 18 %/năm. Bị cáo Như khai, đã làm giả 14 hợp đồng và cũng là người ký giả chữ ký của Hà Anh Tuấn (Giám đốc) và Võ Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè). Chưa hết, bị cáo này còn đóng dấu giả Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để huy động 225 tỉ đồng của SBBS.
Huyền Như cho biết, sau khi làm giả các hợp đồng, Như bắt đầu thực hiện làm lệnh chi giả, ký giả chữ ký của chủ tài khoản là bà Yeipheek Joo – Tổng giám đốc SBBS và đóng dấu giả của SBBS, rồi chiếm đoạt 210 tỉ đồng của SBBS. Sau khi SBBS chuyển tiền vào tài khoản của công ty này mở tại Vietinbank, chi nhánh TPHCM, Huyền Như đã làm giả các lệnh chi và nhờ cấp dưới là Phạm Thị Tuyết Anh (bị cấp sơ thẩm tuyên phạt 15 năm tù về tội vi phạm các quy định về hoạt động cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng), dùng tài khoản của mẹ chồng là bà Vũ Thị Thơm để chuyển vào đó rồi rút ra cho Như chiếm đoạt. Trước tòa, Tuyết Anh chối không biết đó là lệnh chi giả. Tòa phân tích, SBBS là một pháp nhân trong khi bà Thơm là cá nhân, là mẹ chồng của bị cáo và không có giấy ủy quyền nhận tiền của SBBS, sao bị cáo có thể nói không biết đây là lệnh chi giả? Bị cáo Tuyết Anh im lặng.
Đến nay, Huyền Như đã trả cho SBBS 22 tỷ đồng (trong đó tiền gốc là 15 tỷ đồng, tiền lãi 7 tỷ), còn lại SBBS bị Huyền Như chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Tại phiên tòa, đại diện VietinBank cho biết, ngân hàng này không chịu trách nhiệm về số tiền này.
Vietinbank từ chối bồi thường
Cũng như SBBS, đại diện Công ty bảo hiểm Toàn Cầu cho biết, có mở một tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietinbank để phục vụ hoạt động kinh doanh. Sau khi mở tài khoản, phía công ty đã chuyển tiền vào theo thỏa thuận với Vietinbank và ngân hàng này cũng đã có văn bản xác nhận tiền đã vào tài khoản. Bản án sơ thẩm xác định toàn bộ số tiền này đã bị Huyền Như chiếm đoạt tương tự thủ đoạn đã áp dụng với SBBS và buộc Huyền Như phải bồi thường. Tuy nhiên, Toàn Cầu đã kháng cáo yêu cầu VietinBank phải hoàn trả toàn bộ số tiền trên kèm lãi.
Đại diện VietinBank cho rằng việc Toàn Cầu gửi tiền vào VietinBank là trái luật, bản thân Toàn Cầu hám lợi, không quản lý biến động của tài khoản, VietinBank khẳng định không chịu trách nhiệm về giao dịch bất hợp pháp. Tuy nhiên, phía luật sư bảo vệ quyền lợi cho Toàn Cầu đã dẫn văn bản do lãnh đạo VietinBank TPHCM xác nhận nguồn tiền 125 tỷ đồng do Toàn Cầu gửi vào VietinBank là hợp pháp.
Cũng là nạn nhân trong vụ án, Công ty chứng khoán Phương Đông (OCB) cũng yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét lại tư cách tham gia tố tụng công ty. Hiện tài khoản của công ty tại Vietinbank vẫn còn nhưng không sử dụng số dư. Công ty này yêu cầu Vietinbank hoàn trả gốc và lãi đã gửi vào tài khoản bị Huyền Như chiếm đoạt 380 tỷ. Đối chất, bị cáo Như khai việc mở tài khoản với Công ty Phương Đông tại Vietinbank là hợp lệ và thông qua các lệnh chi giả bị cáo đã chuyển tiền ra khỏi tài khoản để chiếm đoạt. Đại diện Vietinbank cũng từ chối việc bồi thường vì cho rằng đây là bị cáo Huyền Như gian dối lừa tiền, giao dịch này là bất hợp pháp. Cạnh đó, Vietinbank cũng xác nhận với công tố viên, Công ty Phương Đông là khách hàng truyền thống của ngân hàng mình.
Vì lãi suất quá hấp dẫn và thu hút nên mặc dù chưa ký hợp đồng, công ty Phương Đông đã chuyển 1.190 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Phương Đông mở tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Khi tiền đã được chuyển vào tài khoản của Công ty Phương Đông, Như đã tự trích 380 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán của Công ty Phương Đông để trả nợ. Việc làm của Như, Tổng giám đốc Công ty Phương Đông biết nhưng không có ý kiến gì mà còn giúp Như ký 7 lệnh chi khống để Như chiếm đoạt 380 tỷ đồng.
Khôi Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin nóng 02/02/2025 21:49
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy
Tin nóng 02/02/2025 09:45
Triệu tập tài xế dùng băng dính che biển kiểm soát để "né" phạt nguội
Tin nóng 31/01/2025 06:23
Nói “KHÔNG” với thuốc lá điện tử tẩm ma túy
Tin nóng 29/01/2025 00:28
"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán
Tin nóng 27/01/2025 15:08
Bắt giữ ổ nhóm chuyên bán dụng cụ chơi cờ bạc bạc “bịp” cận Tết Nguyên đán
Tin nóng 27/01/2025 08:44
Bắt tạm giam "Hải lu", "Tiến đen" và băng nhóm đòi nợ thuê
Tin nóng 27/01/2025 08:40
Công an Hà Nội thu giữ gần 800 kg pháo
Tin nóng 27/01/2025 06:16
Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà Petro
Tin nóng 26/01/2025 21:12
Sau 2 ngày lắp đặt camera giám sát phát hiện 45 trường hợp vi phạm giao thông
Tin nóng 25/01/2025 12:01