-->

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Khởi tố thêm 3 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil Đã khởi tố 14 bị can liên quan đến vụ án tại Công ty Xuyên Việt Oil Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong vụ Xuyên Việt Oil

Phiên tòa do Thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP.HCM thực hiện quyền công tố tại tòa theo phân công của VKSND Tối cao. Dự kiến phiên xét xử sơ thẩm kéo dài đến ngày 5/12/2024.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm ngày 20/11/2024.

Trong vụ án này, bị cáo Lê Đức Thọ bị xét xử về tội: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (SN 1979 quê Đồng Nai), nguyên Giám đốc, kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Xuyên Việt Oil; Nguyễn Thị Như Phương (SN 1992 quê Quảng Trị), nguyên Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil cùng bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Nhóm bị cáo gồm: Trần Duy Đông (SN 1978, quê Hải Phòng), nguyên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, trước khi bị khởi tố là Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương; Hoàng Anh Tuấn (SN 1977, quê Bắc Giang), nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương; Lê Duy Minh (SN 1972, quê TP.HCM), nguyên Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM; Phan Kiến Anh (SN 1969 quê Thái Bình), nguyên Giám đốc Chi nhánh Phân phối Sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn; Đỗ Thắng Hải (SN 1963, quê Hải Phòng), nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương; Nguyễn Lộc An (SN 1965, quê Nghệ An), nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; Đặng Công Khôi (SN 1973, quê Hải Phòng), nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cùng bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”.

Trong khi đó nhóm bị cáo Nguyễn Văn Thắng (SN 1977, quê Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của Công ty Xuyên Việt Oil; Đồng Xuân Dũng (SN 1980, quê Nghệ An), lao động tự do; Vũ Trung Thành (SN 1981 quê Hà Nội), nguyên Giám đốc Vietinbank - Chi nhánh Thanh Xuân; Đinh Tiến Dũng (SN 1967, quê Tiền Giang), nguyên Kế toán trưởng Công ty Xuyên Việt Oil; Nguyễn Tấn Long (SN 1988, quê Quảng Nam), nguyên Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Xuyên Việt Oil bị xét xử cùng về tội “Đưa hối lộ”.

Trong vụ án này, các bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Lê Đức Thọ, Hoàng Anh Tuấn, Lê Duy Minh, Phan Kiến Anh, Nguyễn Lộc An, Nguyễn Văn Thắng bị áp dụng tình tiết “phạm tội 2 lần trở lên”. Đồng thời bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh được xem xét tình tiết giảm nhẹ hình phạt gồm “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, “tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án” .

Ngoài việc thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án, có thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen, các bị cáo khác còn chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả.

Cụ thể, bị cáo Lê Đức Thọ và gia đình đã nộp 16,7 tỷ đồng, bị cáo Trần Duy Đông và gia đình đã nộp toàn bộ 120.000 USD (tương đương 3 tỷ đồng), bị cáo Hoàng Anh Tuấn và gia đình đã nộp 105.000 USD, bị cáo Lê Duy Minh và gia đình đã nộp 2,9 tỷ đồng, bị cáo Phan Kiến Anh và gia đình đã nộp 50.000 USD và hơn 509 triệu đồng. Bị cáo Đỗ Thắng Hải và gia đình đã nộp 730 triệu đồng, bị cáo Nguyễn Lộc An và gia đình đã nộp 100 triệu đồng, bị cáo Nguyễn Văn Thắng và gia đình đã nộp 1 tỷ đồng, bị cáo Vũ Trung Thành và gia đình đã nộp 300 triệu đồng, bị cáo Đặng Công Khôi và gia đình đã nộp toàn bộ 20.000 USD, bị cáo Nguyễn Tấn Long và gia đình đã nộp 100 triệu đồng.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao: Vụ án được điều tra xuất phát từ đơn tố giác về tội phạm phản ánh Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil sử dụng trái phép tài sản Nhà nước; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm dụng tài sản, gây thất thoát 214 tỷ đồng tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) và 1.246,1 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Cáo trạng của VKSND Tối cao kết luận: Để Công ty Xuyên Việt Oil được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu vào các năm 2016, năm 2021, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình kiểm tra và giám sát Quỹ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), được ưu đãi mua hàng và thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu với PVNDB, được Cục thuế TP.HCM chậm ban hành Quyết định cưỡng chế tiền nợ thuế và xin phê duyệt hạn mức tín dụng cho Công ty Xuyên Việt Oil tại Vietinbank, từ năm 2016 đến năm 2022, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ 22 lần, tổng số gần 31,6 tỷ đồng cho các bị cáo Nguyễn Lộc An, Đỗ Thắng Hải, Trần Duy Đông, Hoàng Anh Tuấn, Phan Kiến Anh, Đặng Công Khôi, Lê Duy Minh và Lê Đức Thọ.

Sau khi trở thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Mai Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Như Phương đã vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu gây thất thoát hơn 219 tỷ đồng. Mai Thị Hồng Hạnh vi phạm về quản lý, sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường gây thất thoát hơn 1.244 tỷ đồng. Bị cáo Lê Đức Thọ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 3 lần với số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận hối lộ 3 lần, tổng số gần 6 tỷ đồng của Mai Thị Hồng Hạnh; Trần Duy Đông đồng phạm với Hoàng Anh Tuấn nhận hối lộ 5,65 tỷ đồng của Mai Thị Hồng Hạnh; Lê Duy Minh nhận hối lộ 5 lần với tổng số hơn 4,8 tỷ đồng của Mai Thị Hồng Hạnh. Bị cáo Phan Kiến Anh nhận hối lộ 6 lần tổng số hơn 3,2 tỷ đồng của Mai Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Tấn Long; Đỗ Thắng Hải nhận hố lộ hơn 1,1 tỷ đồng của bị can Mai Thị Hồng Hạnh. Tương tự, bị cáo Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 4 lần với tổng số tiền hơn 921 triệu đồng của Mai Thị Hồng Hạnh; bị cáo Nguyễn Văn Thắng giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ 3 lần với tổng số tiền hơn 7,1 tỷ đồng cho Hoàng Anh Tuấn và Trần Duy Đông.

Bị cáo Đồng Xuân Dũng giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ 6,789 tỷ đồng cho Trần Duy Đông và Hoàng Anh Tuấn; Vũ Trung Thành giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ hơn 6,9 tỷ đồng cho Lê Đức Thọ; Nguyễn Thị Như Phương giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh vi phạm về trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, liên đới gây thiệt hại hơn 219 tỷ đồng. Bị cáo Đặng Công Khôi nhận hối lộ hơn 459 triệu đồng của Mai Thị Hồng Hạnh; bị cáo Đinh Tiến Dũng giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ hơn 459 triệu đồng cho Đặng Công Khôi; bị cáo Nguyễn Tấn Long giúp sức cho Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ hơn 469 triệu đồng cho Phan Kiến Anh.

Mở rộng giai đoạn 2

Đáng chú ý, cáo trạng của VKSND Tối cao thể hiện việc cơ quan tố tụng tách một số nội dung vụ án để giải quyết trong giai đoạn 2. Cụ thể là đối với các dấu hiệu sai phạm liên quan đến khoản vay của Công ty Xuyên Việt Oil tại Vietinbank - Chi nhánh Bến Tre và dấu hiệu sai phạm liên quan đến các khoản vay của Công ty Xuyên Việt Oil tại Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB. Đến nay, các cơ quan chuyên môn vẫn chưa có kết luận định giá tài sản liên quan các khoản vay. Do đó, ngày 30/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tách hành vi, tài liệu về vấn đề này để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Đối với dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc Nguyễn Như Nguyện bán ngoại tệ USD cho bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh và việc ký kết, thực hiện Hợp đồng mua bán xăng dầu, xuất Hoá đơn giá trị gia tăng của Công ty Xuyên Việt Oil cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư phát triển Hoàng Sơn liên quan đến việc mua bán xăng dầu giữa Công ty TNHH Dịch vụ đầu từ Vạn Đạt với bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh. Ngày 30/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an tách hành vi, tài liệu về vấn đề này để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - chìa khóa để thành công

Ngành Điện lực là một trong những ngành có nhiều rủi ro và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn được Công ty Điện lực Thường Tín (thuộc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội) quan tâm hàng đầu nhằm bảo vệ, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể gây tai nạn cho người lao động, qua đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ trong sản xuất, kinh doanh.
“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Xem thêm
Phiên bản di động