--> -->

Việt Nam kỷ nguyên vươn mình

Xuyên suốt chiều dài 95 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, 80 năm nước nhà giành độc lập, 50 năm thống nhất đất nước, gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới - 2025 là năm bản lề đánh dấu mốc thời gian nước ta tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Hà Nội sẵn sàng tâm thế cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới

Theo chiều dài lịch sử đất nước, đặc biệt kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập bằng sự kiện ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam kỷ nguyên vươn mình
Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đoàn kết một lòng lập nên nhiều chiến công, kỳ tích mới, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954); giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975); bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc...; mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Khó ai có thể nghĩ và hình dung ra, từ một nước mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận trong “dòng chảy” ý thức hệ vẫn là gam màu chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã quyết định thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập với thế giới. Từ thế đối đầu, Việt Nam đã thiết lập bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, gia nhập vào mái nhà chung ASEAN… Kể từ đây, theo diễn tiến của thời gian, Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào sân chơi kinh tế toàn cầu, tham gia đầy đủ, có trách nhiệm với các tổ chức của thế giới. 40 năm qua, từ một nền kinh tế nghèo nàn, Việt Nam đã vươn lên là kinh tế đang nổi trong khu vực, có quy mô GDP gần 500 tỷ USD; là quốc gia xếp tốp đầu về sản xuất, xuất khẩu nông sản… Trên bình diện chính trị và ngoại giao, Việt Nam đã thành điểm sáng quốc tế về đối ngoại. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức đa phương trên thế giới. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 9 quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới và đối tác toàn diện với các nước thuộc G20… Nói như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể khẳng định chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ như ngày hôm nay.

Những thành tựu từ “kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” rất vĩ đại; những thành tích đạt được trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là chưa từng có, song nhìn ra thế giới và “soi lại” những lợi thế cạnh tranh về tài nguyên, con người thì những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng. Bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh không chỉ dẫn đến tiêu tốn 70% ngân sách chi thường xuyên mà còn ảnh hưởng đến “tốc độ” sản xuất - kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là chủ thể nền kinh tế vì phải qua quá nhiều “tầng nấc” trung gian; sự phát triển kinh tế chủ yếu khai thác tài nguyên thô, vốn đầu tư nước ngoài từ gia công cho các đối tác; kết cấu hạ tầng vẫn ở mức trung bình; các phân ngành, doanh nghiệp lõi làm trụ cột cho quốc gia trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên công nghệ đếm đầu ngón tay, thậm chí mới manh nha… Trong khi đó, dòng chảy khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã, đang và sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, cấu trúc và “cuộc chơi” giữa các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, ai, quốc gia nào đứng ngoài cuộc sẽ bị bỏ lại phía sau.

Việt Nam kỷ nguyên vươn mình
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vững bước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Về vấn đề này, tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhắc lại câu chuyện đất nước Ireland trước đây họ cũng là quốc gia “trung bình”, nhưng nhờ đẩy mạnh phát triển công nghệ, đến nay GDP đầu người/năm của họ rất cao, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đều có mặt tại quốc gia này. “Thấy tốc độ phát triển của thế giới thì mình cũng rất sốt ruột. Nên chúng ta không thể chậm được so với thế giới, so với những nước phát triển”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Nhận thức được điều đó, Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý của quá khứ, nhìn vào thực tiễn thế và lực của đất nước… lãnh đạo cách mạng Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nói ngắn gọn, thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước (có thể sớm hơn), Việt Nam là nước phát triển, chủ quyền quốc gia được đảm bảo.

Để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc chắc chắn phải vượt qua muôn vàn thách thức, nên kết thúc bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” - Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận: V.I. Lênin đã dạy: “Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua”. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng; thấm nhuần lời dạy của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn “Phải lãnh đạo chặt chẽ và có nguyên tắc, không bao giờ lung lay trước những khó khăn, thử thách của cách mạng”.

Mùa xuân là khởi đầu của một năm, mầm xuân sẽ ươm chồi, nảy lộc và cho hoa tươi, trái ngọt… chào xuân mới, chào 95 năm Đảng quang vinh, chúng ta vững tin “Việt Nam - kỷ nguyên vươn mình” hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.

Lê Đăng Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.

Tin khác

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và các chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy ba đột phá: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là giải pháp mang tính kỹ thuật, mà là định hướng thể chế căn bản, tạo nền tảng cho mô hình tăng trưởng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.
Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Với hàng loạt quy định đổi mới như phân loại theo mức độ rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chuỗi cung ứng, xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, luật không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu mà còn tạo lập nền tảng pháp lý minh bạch, hiệu quả cho nền kinh tế số và xã hội tiêu dùng có trách nhiệm.
5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

Ngày 7/7/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu 5 đạo luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV. Đây là những đạo luật có tính nền tảng, lần đầu tiên luật hóa các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ số và tài sản số, đồng thời tạo hành lang pháp lý đồng bộ thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và ứng dụng năng lượng nguyên tử
Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, Hà Nội đang từng bước chuyển mình với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông thông minh. Việc số hóa toàn diện trong quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện giao thông không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Sự kiện không chỉ vinh danh các điển hình tiên tiến mà còn cho thấy hiệu quả vượt trội của 175 mô hình và nhóm mô hình đang được duy trì, góp phần xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động