Việc làm của hơn 660 triệu thanh niên khu vực châu Á và Thái Bình Dương bị đe dọa bởi dịch Covid
![]() | Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị |
![]() | Tổn thất việc làm diễn ra trên quy mô lớn |
![]() | ILO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy di cư lao động an toàn |
Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên tiếp tục tăng
Theo báo cáo của ILO và ADB, đại dịch Covid-19 đã gây nên sự gián đoạn lớn đối với các nền kinh tế và thị trường lao động với những tác động nặng nề đến việc làm cho thanh niên tại châu Á và Thái Bình Dương.
![]() |
Theo Báo cáo, so với quý I năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng lên tại 6/9 nền kinh tế, trong đó có Việt Nam với mức tăng lớn nhất là 3%. Ảnh: T.T |
Thanh niên (những người trong độ tuổi từ 15-24) sẽ tức thì bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với người trưởng thành (25 tuổi trở lên) trong cuộc khủng hoảng và cũng có nguy cơ phải gánh chịu những chi phí kinh tế và xã hội cao hơn trong thời gian dài hơn.
Theo báo cáo do ILO và ADB, ngay cả trước cuộc khủng hoảng Covid-19, thanh niên ở châu Á và Thái Bình Dương đã phải đối mặt với những thách thức trên thị trường lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ lớn thanh niên không được tham gia học hành và không có việc làm.
Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khu vực là 13,8%, trong khi tỷ lệ này của người trưởng thành là 3% và hơn 160 triệu thanh niên (24% dân số) ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc đào tạo (NEET). 4/5 lao động trẻ trong khu vực làm công việc phi chính thức, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của người trưởng thành, và cứ trong 4 lao động trẻ thì có 1 người phải sống trong điều kiện nghèo cùng cực hay nghèo vừa phải.
Bà Sara Elder - tác giả chính của báo cáo, Trưởng bộ phận Phân tích Kinh tế và Xã hội Khu vực của ILO, cho biết: “Những thách thức trong thời kỳ tiền khủng hoảng đối với thanh niên nay đã tăng lên bội phần do đại dịch Covid-19. Nếu không được quan tâm thích đáng, chúng tôi sợ rằng khủng hoảng này có nguy cơ tạo nên một “thế hệ bị phong tỏa”, họ sẽ phải gánh chịu hệ quả gây nên bởi cuộc khủng hoảng này nhiều năm sau nữa”.
Báo cáo nêu rõ ba phương diện mà cuộc khủng hoảng đang tác động đến thanh niên: (1) Gián đoạn việc làm dưới hình thức giảm thời giờ làm việc và giảm thu nhập và mất việc làm đối với cả lao động làm công ăn lương và lao động tự làm; (2) Gián đoạn trong công cuộc giáo dục và đào tạo; (3) Khó khăn trong quá trình chuyển tiếp từ trường học đến việc làm và chuyển đổi giữa các công việc trong thời kỳ suy thoái. |
Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong khu vực vào quý đầu năm 2020 đã tăng mạnh so với quý IV năm 2019. So với quý I năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã tăng lên tại 6/9 nền kinh tế bao gồm Australia, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam cũng như Hồng Kong, Trung Quốc với mức tăng lớn nhất là 3%. Ở tất cả các nền kinh tế này, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đều tăng cao hơn tỷ lệ này của người trưởng thành.
Báo cáo đưa ra dự báo, 13 quốc gia trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương có thể sẽ phải gánh chịu mức tổn thất 10 đến 15 triệu việc làm cho thanh niên (tương đương với việc làm toàn thời gian) trong năm 2020. Ở Campuchia, Fiji, Nepal, Pakistan, Philippines và Thái Lan, ước tính tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên sẽ tăng ít nhất gấp đôi so với số liệu ước tính năm 2019.
![]() |
Nguồn: Báo cáo “Giải quyết khủng hoảng việc làm cho thanh niên do đại dịch Covid-19 gây nên tại châu Á và Thái Bình Dương” do ILO và ADB thực hiện |
Theo báo cáo, một trong những nguyên do mà thanh niên trong khu vực phải đối mặt với những gián đoạn thị trường lao động và tổn thất việc làm lớn hơn so với người trưởng thành là gần một nửa trong số họ (hơn 100 triệu người) đã làm việc trong 4 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng là lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ và sửa chữa; sản xuất; dịch vụ thuê mướn và kinh doanh; dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Báo cáo cho biết thêm, thêm cả việc giáo dục và đào tạo buộc phải tạm ngừng, khủng hoảng Covid-19 sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch của thanh niên đến thị trường lao động và dịch chuyển trong thị trường lao động và có thể sẽ để lại những vết sẹo như các cuộc khủng hoảng trước đây đã gây nên.
Cần có những biện pháp ứng phó cấp bách, quy mô lớn
Báo cáo khuyến nghị cần có những biện pháp ứng phó cấp bách, quy mô lớn và có mục tiêu bao gồm cả trợ cấp tiền lương cho thanh niên và các chương trình việc làm công và các biện pháp giảm thiểu tác động đối với học sinh sinh viên mà việc học hành đào đạo bị gián đoạn
ILO và ADB kêu gọi các chính phủ trong khu vực triển khai các biện pháp cấp bách trên quy mô lớn và có tính mục tiêu nhằm tạo việc làm cho thanh niên, duy trì công tác giáo dục và đào tạo và giảm nhẹ những vết sẹo có thể để lại trong tương lai đối với hơn 660 triệu thanh niên trong khu vực. |
Các chính phủ nên cân nhắc việc cân đối giữa việc đưa thanh niên tham gia vào thị trường lao động quy mô lớn hơn và là đối tượng của các biện pháp phục hồi kinh tế với các biện pháp can thiệp hướng tới thanh niên nhằm tối đa hóa việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
Ông Paul Vandenberg, tác giả chính, Chuyên gia Kinh tế cao cấp thuộc Ban Nghiên cứu Kinh tế và Hợp tác Phát triển Khu vực của ADB, cho biết: “Việc ưu tiên vấn đề việc làm cho thanh niên trong quá trình phục hồi hậu Covid-19 sẽ cải thiện triển vọng tương lai của châu Á và Thái Bình Dương, vì tăng trưởng bao trùm và bền vững, chuyển đổi nhân khẩu học và ổn định xã hội.”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội chủ động, cầu thị và rất nghiêm túc trong việc triển khai các chính sách văn hóa trong Luật Thủ đô

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An động viên các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Rượt đuổi kịch tính, Arsenal ngược dòng đánh bại Newcastle nhờ tài năng 15 tuổi

Tự hào quá khứ, viết tiếp trang sử mới

Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Tuyển nữ Anh lên ngôi vô địch Euro 2025 sau màn đấu súng nghẹt thở với Tây Ban Nha

"Dịu dàng màu nắng" tập cuối: Thảo xuất hiện với diện mạo gây sốc, Xuân Bắc bất ngờ “rót tiền” cho Lan Anh khởi nghiệp
Tin khác

Tự hào quá khứ, viết tiếp trang sử mới
Hoạt động 28/07/2025 10:02

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm
Việc làm 27/07/2025 21:25

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính
Việc làm 27/07/2025 08:41

Công đoàn Việt Nam: Tự hào 96 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước
Hoạt động 27/07/2025 08:20

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
Hoạt động 26/07/2025 14:47

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu
Việc làm 26/07/2025 12:24

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương
Vì lợi ích đoàn viên 25/07/2025 20:39

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025
Chính sách 25/07/2025 20:10

Đề xuất chế độ đặc biệt cho tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng quốc gia
Chính sách 25/07/2025 16:04

Gần 1.300 công nhân cùng dự “Bữa cơm Công đoàn”
Hoạt động 25/07/2025 15:41