--> -->

Tổn thất việc làm diễn ra trên quy mô lớn

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo tổn thất về số giờ làm việc trên toàn thế giới trong nửa đầu năm 2020 tồi tệ hơn nhiều so với dự báo. Trong khi đó, khả năng phục hồi trong 6 tháng cuối năm hầu như không chắc chắn, không đủ để đưa chúng ta quay lại mức trước đại dịch, ngay cả với kịch bản tích cực nhất. 
Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm: Hơn 800 cơ hội việc làm dành cho ứng viên
Hậu Covid, đời sống, việc làm của hơn 461.000 người lao động bị ảnh hưởng
Nghị định mới về vị trí việc làm và biên chế công chức
2554 lao yyng ny
Đại dịch Covid-19 gây tác động nghiêm trọng đến đối tượng lao động nữ. Ảnh: B.D

Tổng số giờ làm việc toàn cầu đã giảm 14%

“Chúng ta vẫn đứng trước nguy cơ tiếp tục chứng kiến tổn thất việc làm trên quy mô lớn”. Đó là nhận định của ILO. Theo Báo cáo nhanh số 5 của ILO: Covid-19 và thế giới việc làm, tổng số giờ làm việc toàn cầu đã giảm 14% trong quý II năm 2020, tương đương với 400 triệu lao động toàn thời gian (giả định lao động làm việc 48 giờ một tuần). Đây là mức giảm sâu hơn nhiều so với con số dự báo 10,7% (tương đương với 305 triệu lao động toàn thời gian) đưa ra trong Báo cáo nhanh số trước.

Những số liệu mới nhất cho thấy, trong những tuần qua, tình hình đang diễn biến xấu đi ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Xét theo khu vực, tổn thất về số giờ làm việc trong quý II thống kê được là: Châu Mỹ (18,3%), châu Âu và Trung Á (13,9%), châu Á và Thái Bình Dương (13,5%), các quốc gia Ả-rập (13,2%) và châu Phi (12,1%).

Đại đa số người lao động trên thế giới (93%) vẫn đang sống ở những quốc gia hiện vẫn áp dụng biện pháp nào đó liên quan đến đóng cửa nơi làm việc, trong đó các nước châu Mỹ hiện đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất.

Dự báo về tình hình 6 tháng cuối năm 2020, ILO cho hay, báo cáo nhanh mới phác thảo ba kịch bản cho công cuộc phục hồi trong nửa cuối năm 2020: Kịch bản cơ bản, tiêu cực và lạc quan. Báo cáo nhấn mạnh kết quả trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch và lựa chọn chính sách của Chính phủ.

Cụ thể, mô hình phục hồi cơ bản dự báo tổn thất về giờ làm việc giảm 4,9% (tương đương với 140 triệu lao động toàn thời gian) so với Quý IV năm 2019, với giả định công cuộc khôi phục các hoạt động kinh tế được thực hiện theo dự báo, các biện pháp hạn chế đối với nơi làm việc được dỡ bỏ và tiêu dùng và đầu tư được khôi phục.

Kịch bản tiêu cực giả định làn sóng dịch thứ hai bùng phát và các biện pháp khống chế dịch bệnh được thiết lập lại, khiến công cuộc phục hồi chậm lại đáng kể. Hệ quả của nó là số giờ làm việc sẽ giảm 11,9% (tương đương với 340 triệu lao động toàn thời gian) so với Quý IV năm 2019.

Kịch bản lạc quan giả định việc làm của người lao động được nhanh chóng khôi phục lại, thúc đẩy đáng kể tổng cầu và tạo việc làm. Với sự phục hồi đặc biệt nhanh này, mức tổn thất về thời giờ làm việc toàn cầu sẽ chỉ còn giảm 1,2% (tương đương với 34 triệu lao động toàn thời gian) so với Quý IV năm 2019.

Phụ nữ vẫn là đối tượng bị tác động mạnh nhất

Báo cáo của ILO cũng chỉ ra rằng lao động nữ bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch. Điều này có nguy cơ hủy hoại một số tiến bộ khiêm tốn về bình đẳng giới đã đạt được trong những thập kỷ gần đây và làm trầm trọng thêm bất bình đẳng giới liên quan đến lao động.

Đại dịch Covid-19 gây tác động nghiêm trọng đến đối tượng lao động nữ là do lao động nữ chiếm số đông trong một số lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng, như lĩnh vực lưu trú, ăn uống, bán hàng và sản xuất. Gần 510 triệu, tức 40% số lao động nữ toàn cầu, hiện đang làm việc trong bốn lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi đó chỉ có 36,6% lao động nam đang làm trong các ngành nêu trên.

Phụ nữ cũng chiếm số đông trong công việc giúp việc gia đình và trong lĩnh vực y tế và công tác xã hội. Do đó họ phải đối diện với nguy cơ cao hơn bị mất thu nhập hay lây nhiễm bệnh và ít có khả năng được hưởng bảo trợ xã hội. Sự phân công công việc chăm sóc không được trả lương không đồng đều vốn đã tồn tại từ trước đại dịch đã trở nên tồi tệ hơn trong khủng hoảng và càng trầm trọng hơn khi trường học và các dịch vụ chăm sóc bị đóng cửa.

Mặc dù các quốc gia đã triển khai các biện pháp với tốc độ và phạm vi chưa từng có, Báo cáo của ILO vẫn nêu bật một số thách thức chính mà trước mắt chúng ta vẫn phải đối diện, đó là: Tìm cách cân bằng và thực hiện đúng trình tự các can thiệp chính sách, xã hội, kinh tế và y tế để có thể đem lại kết quả tối ưu cho thị trường lao động.

Triển khai và duy trì các biện pháp chính sách ở quy mô cần thiết khi nguồn lực có thể dần trở nên hạn chế hơn. Bảo vệ và tạo điều kiện cho các nhóm dễ bị tổn thương, thiệt thòi và bị ảnh hưởng nặng nề để thị trường lao động trở nên công bằng và bình đẳng hơn. Đảm bảo đoàn kết và hỗ trợ quốc tế, đặc biệt chú trọng tới các quốc gia mới nổi và đang phát triển. Đẩy mạnh đối thoại xã hội và tôn trọng quyền.

Theo ông Guy Ryder - Tổng Giám đốc ILO: “Những quyết định mà chúng ta lựa chọn lúc này sẽ có tác động trong nhiều năm tới, đến năm 2030 và lâu hơn nữa. Mặc dù các quốc gia đang trải qua những giai đoạn khác nhau của đại dịch và còn rất nhiều việc phải làm, chúng ta cần nỗ lực gấp đôi nếu muốn vượt qua cuộc khủng hoảng này và để thế giới trở nên tốt đẹp hơn giai đoạn trước khi nó bắt đầu xảy ra”.

“Tuần tới ILO sẽ triệu tập Hội nghị Cấp cao toàn cầu về Covid-19 và Thế giới việc làm bằng hình thức trực tuyến. Tôi hy vọng các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động sẽ tận dụng cơ hội này để trình bày và lắng nghe những ý tưởng sáng tạo, trao đổi những bài học kinh nghiệm và xây dựng được những kế hoạch cụ thể để cùng nhau thực hiện một công cuộc phục hồi chú trọng tạo nhiều việc làm, bao trùm, công bằng và bền vững. Tất cả chúng ta phải cùng nhau đối diện với thách thức xây dựng một tương lai việc làm tốt đẹp hơn”, Tổng Giám đốc ILO cho biết thêm.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tài chính, các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc trong những ngành, nghề mới, Bộ Nội vụ đề xuất cần có những chính sách linh hoạt, giảm thời gian cấp giấy phép lao động để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Theo thống kê từ các tin tuyển dụng của doanh nghiệp và thông tin lao động đi tìm việc trên các website, quý I/2025, có đến 52,9% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, trong khi chỉ 50,8% người tìm việc đạt yêu cầu này.
Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi bộ mặt của thị trường lao động toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

27 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 diễn ra hôm nay (27/4), mang tới gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, đa dạng các ngành nghề; trong đó có tới 67% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Sáng 27/4, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm đợt 2, năm 2025 giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp WHA Nghệ An”.
Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 trước cửa Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp.
Lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng

Lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng

Các chuyên gia về lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhóm lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng để tránh bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu lao động. Trong khi đó, lao động không có chuyên môn kỹ thuật dễ mất việc do yêu cầu ngày càng cao.
Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Theo quan sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tương đối sôi động. Riêng tại thị trường Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao như công nghệ thông tin, kinh doanh và tài chính…
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động