--> -->
HỆ HỤY TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19

Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị

Theo khuyến cáo của các tổ chức, đại dịch Covid-19 có thể khiến hàng triệu gia đình rơi vào cảnh khó khăn, kéo theo đó là xu hướng trẻ em có nguy cơ bị thất học, rời quê ra các đô thị mưu sinh để phụ giúp gia đình ngày càng tăng. Đây là vấn đề xã hội cần phải đặc biệt quan tâm.
Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị Nhiều người vẫn chủ quan khi đại dịch Covid-19 đang phức tạp
Ngăn “làn sóng” trẻ em di cư ra đô thị Hàng ngàn trẻ em Hà Nội đón niềm vui từ Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam

Nguy cơ từ đại dịch

Theo báo cáo “Covid-19 và lao động trẻ em: Giai đoạn khủng hoảng - giai đoạn để hành động” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) số lượng lao động trẻ em trên thế giới đã giảm tới 94 triệu trẻ em kể từ năm 2020, nhưng giờ đây, thành quả này đang bị lung lay. Tại Việt Nam, vào tháng 4 năm nay (tháng thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch), Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có khoảng 4,6 - 10,3 triệu người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

3250 ynh 21
Trẻ em cần được đến trường, họp tập nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Theo ước tính, có hơn một triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động trẻ em tại Việt Nam, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi đại dịch ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, những em này thậm chí còn có nguy cơ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.Còn Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) quan ngại rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều trẻ em đã không đi học lại khi các trường mở cửa trở lại vào tháng 5 vừa qua.

Cũng theo Báo cáo chung của Tổ chức Lao động Quốc tế và UNICEF đại dịch Covid-19 có thể khiến nghèo đói gia tăng, từ đó cũng sẽ dẫn tới gia tăng lao động trẻ em vì các hộ gia đình phải sử dụng mọi phương cách có thể để tồn tại. Ngoài nguyên nhân do đói nghèo, còn có các nguyên nghiên khác dẫn đến việc lao động trẻ em có nguy cơ gia tăng như do trong thời gian giãn cách xã hội, trẻ em không phải đi học, trong quãng thời gian ở nhà chờ đi học có nhiều em đã lựa chọn đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Sau khi hết thời gian cách ly, do hạn chế về mặt nhận thức các em vẫn chọn tiếp tục làm việc mà không đi học trở lại. Hoặc có nhiều em do không có điều kiện để học trực tuyến trong dịch dẫn đến việc thiếu hụt kiến thức, không theo kịp bạn bè khi quay trở lại trường từ đó nảy sinh tâm lý chán nản, quyết định bỏ học đi làm thêm…

Chị Đăng Thị An (Tân Kỳ, Nghệ An) chia sẻ, hai vợ chồng chị là lao động tự do, sau đợt dịch Covid-19 cả 2 vợ chồng đều mất việc khiến kinh tế gia đình lâm vào khủng hoảng. Để có tiền trang trải cuộc sống anh chị quyết định mỗi người dắt theo một bé ra Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh. Hiện nay, chị đang làm nhân viên tạp vụ tại một công ty trên địa bàn quận Cầu Giấy còn con trai lớn 10 tuổi thì theo một số anh chị người quen đi đánh giày dạo. Theo như chia sẻ của chị An, không chỉ riêng chị mà một số gia đình khác ở quê cũng đưa con cái đi mưu sinh kiếm sống để tăng thêm thu nhập cho gia đình trong giai đoạn khó khăn, khủng hoảng này.

Em Nguyễn Văn An (15 tuổi), quê ở Thanh Hóa cũng cho biết, sau khi thực hiện giãn cách xã hội, do không có điều kiện để học trực tuyến nên em cũng nghỉ học và ra Hà Nội tìm việc làm thêm để phụ giúp gia đình. Hiện tại em đang làm bảo vệ, trông xe cho 1 quán ăn, do công việc không đòi hỏi giấy tờ, bằng cấp nên lúc tuyển em có nói dối là 17 tuổi và được nhận.

Đồng bộ các giải pháp

Có thể thấy, trẻ em mắc kẹt trong lao động trẻ em sẽ bị tước mất tuổi thơ, sức khỏe bị tổn hại, mất cơ hội thoát nghèo và phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Khi bỏ học, các em có thể kiếm được một khoản thu nhập nhỏ nhưng lại đối mặt với nguy cơ đói nghèo cả đời. Vì vậy, để giúp trẻ em có một tương lai tốt hơn, được hưởng sự phát triển đầy đủ cả về mặt nhận thức và thể chất đang là yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia cũng như Việt Nam hiện nay.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục Trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Cụ thể, qua 2 cuộc Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 và 2018 cho thấy, trong năm 2012, tại Việt Nam có 1.75 triệu thuộc nhóm lao động trẻ em (chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi) đến năm 2018, con số này chỉ còn hơn 1 triệu (chiếm khoảng 5,36%). Như vậy trong vòng 6 năm, số lao động trẻ em ở Việt Nam đã giảm hơn 4%.

3248 ynh 12
Giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, nhiều người rơi vào cảnh mất việc, giảm việc, đói nghèo dẫn tới nguy cơ lao động trẻ em gia tăng trở lại. Để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, về phía quản lý nhà nước cần phải có những giải pháp đồng bộ như: Quan tâm tới việc giảm thiểu lao động trẻ em trong khu vực kinh tế phi chính thức, trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong khu vực làng nghề và trong mỗi gia đình. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động trẻ em. Giảm nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội tiếp cận dịch vụ, hưởng lợi từ các chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Đặc biệt, phải đưa trẻ em trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách giảm nghèo, giảm bất bình đẳng từ đó lao động trẻ em sẽ được giảm. Và theo ông, việc đầu tiên phải làm hiện nay là vận động gia đình đưa trẻ em đến trường và xác định việc đi học, học nghề là cách tạo thu nhập ổn định và bền vững nhất. Tiếp đó, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền rộng rãi hơn việc sử dụng lao động là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm.

Cũng để ngăn ngừa tình trạng trên, trong đợt dịch Covid vừa qua, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các bộ ngành khác cùng với sự hỗ trợ từ tổ chức UNICEF và các tổ chức phi chính phủ khác tại Việt Nam đã triển khai hàng loạt các biện pháp về truyền thông, về hỗ trợ để tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, tăng cường nhận thức của xã hội, gia đình và chính bản thân các em về tác hại của việc tham gia lao động khi chưa đủ tuổi. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền qua các kênh truyền thông, ra ấn phẩm, phối hợp với Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) chuyển đến tất cả các cơ sở cách ly tập trung…

Có thể thấy, sự vào cuộc của chính quyền là một giải pháp cần thiết, thế nhưng giải pháp này sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu không có sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là chính các bậc phục huynh và bản thân các em. Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cả xã hội sẽ giúp cho việc xây dựng, thực hiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng và về quyền trẻ em nói chung được thực hiện tốt hơn và tương lai của các em, xa hơn là tương lai nguồn nhân lực của đất nước được đảm bảo./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bằng những hoạt động, hành động thiết thực, tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân lao động Thủ đô đã và đang thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa niềm tự hào về các ngày lễ lớn trong cán bộ, hội viên Nông dân

Chiều 28/7, đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội về chương trình công tác 5 tháng cuối năm 2025.
Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Mở hai cửa xả mặt của Thuỷ điện Thác Bà từ 16h ngày 28/7

Ngày 28/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản gửi Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở 2 cửa xả mặt để khẩn trương đưa mực nước thượng lưu hồ về cao trình 56m.
Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Hà Nội: Xe khách bốc cháy trơ khung trên phố Chương Dương Độ

Chiếc xe ô tô khách đang lưu thông trên phố Chương Dương Độ, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội trong chiều nay, 28/7, biến thành khối sắt vụn chỉ trong ít phút. May mắn, tài xế đã kịp thời thoát ra ngoài an toàn, không có thiệt hại về người, nhưng hình ảnh ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm cả chiếc xe khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bàng hoàng.
Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Phường Dương Nội khám sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí cho người có công

Thiết thực tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) và Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể phường Dương Nội (Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khám, phát thuốc miễn cho các đối tượng là thân nhân gia đình chính sách, người có công… trên địa bàn phường.
Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Hà Nội: Đã khắc phục xong sự cố “hố tử thần” trên đường Trường Chinh

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cho biết, đến đêm ngày 27/7, công tác xử lý sự cố sụt lún mặt đường, khắc phục “hố tử thần” và hoàn trả mặt đường tại khu vực đường Trường Chinh đã hoàn tất. Việc lưu thông của người dân qua khu vực đã trở lại bình thường, đảm bảo an toàn và thuận lợi.
Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Robot “Thần tốc” chính thức đến ga Văn Miếu

Ngày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 mang tên “Thần tốc” đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu một cột mốc kỹ thuật quan trọng trong thi công đoạn hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Tin khác

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Năm tháng chiến tranh đã đi xa nhưng ký ức về những năm tháng băng rừng, vượt suối, chiến đấu nơi tuyến lửa miền Đông Nam Bộ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Văn Ninh, phường Long Biên. Trở về từ chiến trường với thương tật nặng, ông vẫn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục cống hiến thầm lặng cho cộng đồng bằng những việc làm bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Chỉ cần gõ cụm từ “trị liệu tâm lý” hay “chữa lành tâm lý” trên mạng xã hội, người dùng có thể tiếp cận hàng trăm hội nhóm với hàng chục nghìn thành viên. Trong đó, không ít hội nhóm trở thành nơi “rao bán” các dịch vụ chữa lành, trị liệu tâm lý từ những người tự xưng là chuyên gia mà không hề có chứng chỉ hành nghề hợp pháp hay sự giám sát chuyên môn. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tình trạng trục lợi từ sự tổn thương và niềm tin của những người đang gặp vấn đề tâm lý.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, 3 ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Trở về cuộc sống đời thường, ông Đặng Văn Hiến, Chi hội trưởng cựu chiến binh Tổ dân phố số 7 phường Long Biên vẫn luôn giữ vững phẩm chất của người lính Cụ Hồ, gương mẫu, không ngừng vươn lên góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh. Với đồng đội, ông luôn là người Hội trưởng tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì hoạt động của Hội.
Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Thị trường xe cũ chạy xăng vốn đã không mấy sôi động trong những năm gần đây, lại càng đìu hiu hơn sau thông tin Thành phố triển khai vấn đề dần thay thế xe máy cũ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện thân thiện môi trường từ tháng 7/2026. Tiểu thương chợ xe máy cũ loay hoay trong ế ẩm, không dám nhập thêm hàng, còn người dân thì thấp thỏm ngóng tin chính sách rõ ràng để quyết định tương lai phương tiện của mình.
Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, phường Thanh Liệt tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi (nghĩa trang Thành phố); Đài tưởng niệm liệt sĩ Thanh Liệt và Nghĩa trang liệt sĩ Tân Triều.
Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trước thiệt hại nặng nề của người dân ở các xã miền Tây (Nghệ An), Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung Bộ (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) đã điều động 250 chiến sĩ lên đường hỗ trợ bà con vùng lũ.
Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Chiều ngày 24/7, Ban Tổ chức Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025 đã tổ chức Lễ bốc thăm, chia bảng và phổ biến một số nội dung liên quan đến Giải đấu.
Nơi điều dưỡng những thương binh "thời hoa lửa"

Nơi điều dưỡng những thương binh "thời hoa lửa"

Trung tâm Điều dưỡng thương binh tỉnh Nghệ An đang chăm sóc 55 thương binh, trong đó, có 44 người thương binh đặc biệt và 5 bệnh binh.
Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian gần đây, một làn sóng phản ánh mạnh mẽ từ phía người dân đã phơi bày một thực trạng đáng báo động: Nhiều phòng khám và cơ sở y tế tư nhân đang ngang nhiên sử dụng tên gọi gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi của mình. Mục đích không gì khác ngoài việc quảng cáo sai sự thật, tiếp cận bệnh nhân một cách bất chính và trục lợi cá nhân. Hành vi này không chỉ gây ra sự hoang mang sâu sắc trong cộng đồng mà còn trực tiếp đe dọa đến uy tín và niềm tin mà công chúng dành cho Bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất và uy tín nhất cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động