-->

Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?

Thời gian qua, công tác xử lý, thu hồi tài sản thi hành án trong các vụ án nói chung và án kinh tế, tham nhũng nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vậy, tỷ lệ thu hồi tài sản vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài. Để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản thi hành án, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4439/QĐ-UBND về việc ban hành Chuyên đề số 15 “Công tác thu hồi tài sản trong công tác thi hành án nói chung và trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng”.
Thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, thất thoát Tạo chuyển biến trong việc thu hồi tài sản tham nhũng Thu hồi tài sản tham nhũng:Sáng cắp ô đi, tối cắp về cũng là tham nhũng

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Nguyên nhân của việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng không cao được xác định là do vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật; do quá trình tổ chức thi hành án, trình tự, thủ tục thi hành án; do sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan; do ý thức của người phải thi hành án…

Cụ thể, pháp luật hình sự mới chỉ quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đã khắc phục cơ bản hậu quả mà chưa quy định cụ thể chính sách giảm nhẹ hình phạt đối với các trường hợp khác khi người phạm tội tham nhũng, kinh tế tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả.

Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?
Bị cáo Dương Chí Dũng và đồng phạm bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: Doãn Tấn

Còn pháp luật tố tụng hình sự quy định, cơ quan điều tra chỉ được kê biên tài sản của bị can tương ứng với tài sản đã chiếm đoạt, thất thoát hoặc gây thiệt hại, trong khi để kết luận giá trị tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát phải qua quá trình điều tra, giám định tư pháp lâu dài, nên dễ bị lợi dụng tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định cơ chế riêng trong việc thu hồi tài sản cho Nhà nước nên quá trình tổ chức thi hành án còn nhiều vướng mắc phát sinh, kéo dài…

Đáng nói, cơ chế quản lý tài sản của cá nhân, tổ chức còn thiếu hiệu quả, vẫn còn nhiều giao dịch kinh tế, dân sự thanh toán bằng tiền mặt. Đồng thời, cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thiếu triệt để, gây nhiều khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án và xử lý để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Việc xử lý cổ phiếu, cổ phần của cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc do pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định cụ thể, chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thực hiện…

Việc thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế ở nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn do có sự khác biệt về chế độ chính trị, pháp luật và cơ chế phân công trách nhiệm phòng, chống tội phạm ở mỗi nước, cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế chưa đầy đủ. Một số quy định chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu các điều khoản điều chỉnh hoạt động liên quan đến tương trợ tư pháp, liên quan đến phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu tài sản và xử lý tài sản do phạm tội mà có...

Hiện nay, việc phối hợp giữa cơ quan thi hành án với các ngân hàng trong việc khấu trừ tiền trong tài khoản gặp nhiều khó khăn. Một số ngân hàng yêu cầu cơ quan thi hành án phải cung cấp văn bản phân công chấp hành viên tổ chức thi hành mới thực hiện yêu cầu phối hợp trong việc cung cấp xác minh số tài khoản, số dư tài khoản, phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền để thi hành án. Một số ngân hàng lại không thực hiện Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền theo quy định của pháp luật… Cùng với đó, một số Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng không giải tỏa tài khoản chứng khoán theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, không giải tỏa tài khoản chứng khoán khi chưa có văn bản của cơ quan công an về việc giải tỏa đối với các tài khoản đã bị phong tỏa trong giai đoạn điều tra.

Một khó khăn khác khiến cho việc thu hồi tài sản tham nhũng không cao là người phạm tội kinh tế, tham nhũng thường có hiểu biết pháp luật, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đối phó ngay từ khi thực hiện các hành vi phạm tội, chủ động xóa dấu vết, che giấu, tẩu tán tài sản (kể cả tẩu tán ra nước ngoài), rồi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo, cố tình trì hoãn kéo dài thời gian thi hành án.

Cần có cơ chế xử lý tài sản

Trong quá trình tổ chức thi hành án, việc xử lý tài sản mất nhiều thời gian, phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục, xác định quyền sở hữu tài sản của đương sự gặp khó khăn do sở hữu chung, đồng sở hữu. Bên cạnh đó, tài sản kê biên trong các vụ án tham nhũng, kinh tế chủ yếu là các dự án bất động sản, đất đai, nhà xưởng, ô tô, cổ phiếu…, nhưng những tài sản này chỉ được xử lý khi bản án đã có hiệu lực.

Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi?
Bị cáo Giang Kim Đạt tại phiên tòa xét xử về tội Tham ô tài sản. Ảnh: Phương Thảo

Trong khi đó, đây là những loại tài sản có những biến động cao và giá trị nên đến thời điểm cơ quan thi hành án xử lý tài sản kê biên để thi hành án thi hầu hết các tài sản này đã bị giảm giá trị rất nhiều lần. Vì vậy, cơ quan Thi hành án dân sự cho rằng cần có cơ chế xử lý tài sản phong tỏa, kê biên nhằm hạn chế tối đa tình trạng giảm giá trị đối với các loại tài sản này.

Thực tiễn cho thấy, đối tượng phạm tội tham nhũng, kinh tế là những người có chức vụ, quyền hạn, nhiều mối quan hệ nên tài sản tham nhũng luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bị tẩu tán, chuyển nhượng, đến khi phát hiện phạm tội hầu hết không có tài sản. Đồng thời, họ cũng thường bất hợp tác với cơ quan thi hành án, chưa kể đa số người phải thi hành án phải chấp hành hình phạt tù dài hạn nên không có thu nhập để thi hành án.

Đáng nói, việc xác minh điều kiện thi hành án gặp khó khăn, mất nhiều thời gian như không truy tìm, xác minh được tài sản của người phải thi hành án, người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị rất nhỏ so với nghĩa vụ phải thi hành (ví dụ như các vụ Dương Chí Dũng, Bùi Thị Bích Loan, Phạm Thị Bích Lương...).

Pháp luật về thi hành án dân sự cũng chưa có quy định riêng về trình tự, thủ tục thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, mà được áp dụng như đối với các vụ việc dân sự thông thường, thực hiện nhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều bước, trong khi các tài sản tham nhũng cần phải xử lý nhanh để thu hồi, cũng khiến cho việc thu hồi chưa đạt được kết quả cao.

Trong khi đó, công tác điều tra án tham nhũng thường mất nhiều thời gian, nhiều giai đoạn, do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau thực hiện, nên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu giữ, kê biên tài sản, đã dẫn đến các đối tượng lợi dụng để tẩu tán tài sản.

Nhiều bản án Tòa tuyên với số tiền thu hồi đặc biệt lớn, nhưng tài sản để đảm bảo thi hành án rất ít, hoặc đương sự không có tài sản, điều kiện thi hành án... Bên cạnh đó, còn có quan điểm khác nhau về việc xử lý số tiền thu được, dẫn đến việc thi hành án chưa được giải quyết dứt điểm như vụ Giang Kim Đạt, Vinasin, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC)...

Theo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, để việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả tốt, cần tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, ban ngành của Thành phố liên quan đến công tác thu hồi tài sản thi hành án nói chung và công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng nói riêng. Tiếp tục xác định công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần ưu tiên tập trung thực hiện./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký

Theo lịch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hôm nay (18/4), học sinh lớp 9 sẽ nộp Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Học sinh cần cân nhắc thật kỹ các nguyện vọng và rà soát toàn bộ nội dung trong Phiếu để bảo đảm các thông tin đăng ký chính xác, đúng quy định.
Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia

Sau 7 năm triển khai với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn ngành Giáo dục. Các kết quả của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.
Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Nhiều hoạt động đa dạng tại chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy”

Sáng ngày 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4, chào mừng kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội với chủ đề “Sách mở rộng thế giới tư duy”.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Xúc động, tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam

Ngày 18/4, Công an thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hội nghị nhằm tri ân các thế hệ cán bộ Công an Hà Nội đã không tiếc máu xương vì miền Nam thân yêu, vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Tin khác

TP.HCM: Lên kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

TP.HCM: Lên kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác chỉ đạo phối hợp trong việc tổ chức thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm do đây là vụ án phức tạp, khối lượng tài sản để thi hành án rất lớn, có hàng chục nghìn bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Sau 2 ngày xét xử, chiều 15/4, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã nêu quan điểm về vụ án đồng thời đề nghị mức án đối với 8 bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam. Trong đó có các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng Giám đốc; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh, cùng là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Đặng Văn Tới, cựu Kế toán trưởng và 4 bị cáo khác.
Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

Hai ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân sắp hầu tòa phúc thẩm

Dự kiến 29/4, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân.
Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Bị cáo 80 tuổi lừa đảo tiền tỷ để đi làm đẹp

Để có tiền chi tiêu cá nhân, cho vay, sử dụng dịch vụ giảm béo toàn thân ở thẩm mỹ viện, bị cáo 80 tuổi đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của vợ chồng bà Nguyễn Thị H 1,2 tỷ đồng.
Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản

Tử hình đối tượng sát hại tài xế xe ôm chiếm đoạt tài sản

Ngày 1/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (sinh năm 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về tội Giết người và Cướp tài sản.
Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép

Chiều 28/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến kháng cáo

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến kháng cáo

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bị xét xử trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại dự án Hạc Thành Tower đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa lên Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Vụ mua bán hóa đơn trái phép: Nguyễn Đăng Thuyết bị đề nghị mức án 15-16 năm tù

Vụ mua bán hóa đơn trái phép: Nguyễn Đăng Thuyết bị đề nghị mức án 15-16 năm tù

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát hơn 743 tỷ đồng tiền thuế, xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội (Công ty Thành An), Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh (Công ty Danh), Công ty TNHH Thiết bị y tế Tràng Thi (Công ty Tràng Thi).
Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Ngày 26/3, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan, tiếp tục với phần xét hỏi.
Xem thêm
Phiên bản di động