--> -->

Thu hồi tài sản tham nhũng:Sáng cắp ô đi, tối cắp về cũng là tham nhũng

Sáng 13.3, Ban Nội chính T.Ư phối hợp với Viện KSND Tối cao và Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức hội thảo về chủ đề "Thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế".

Thiếu quy định về thu hồi tài sản tham nhũng

PGS.TS Vũ Thu Hạnh - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp Ban Nội chính T.Ư - là người phụ trách nhóm nghiên cứu về dự thảo báo cáo "Thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" cho biết, các quy định về thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, trong hoạt động thanh tra chưa có các quy định về trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức quản lý từng lĩnh vực hoạt động như ngân hàng, tài chính, đất đai, nhà cửa, phương tiện… trong việc thực hiện yêu cầu của trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra; thiếu các quy định cụ thể để cơ quan thanh tra nhà nước thu hồi tài sản tham nhũng là đất đai, nhà cửa…

"Trong hoạt động điều tra, chưa có đủ hành lang pháp lý để cơ quan điều tra phát huy được vai trò, trách nhiệm trong quá trình điều tra, phát hiện, thu giữ kê biên tài sản tham nhũng; chưa có quy định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân được đối tượng tham nhũng cho, tặng tài sản tham nhũng phải trả lại tài sản" - bà Vũ Thu Hạnh nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hạnh, trong hoạt động xét xử của toà án hiện chưa có quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng gây thiệt hại cho dân phải hoàn trả lại cho nhà nước khoản thiệt hại mà cơ quan, tổ chức đã đứng ra bồi thường thay cho người gây hại trong các vụ án hành chính.

Không thể khởi kiện dân sự để đòi tài sản tham nhũng

TS Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho rằng, có một số nội dung chưa thực sự phù hợp với những quy định hiện hành. Cụ thể, tại báo cáo dự thảo có nhận định thời gian qua không có ai khởi kiện dân sự đòi lại tài sản do người tham nhũng chiếm đoạt.

Về vấn đề này, ông Tỵ cho rằng theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi tham nhũng gắn liền với tội phạm, vì thế khi đã phát hiện có hành vi tham nhũng là phải xử lý hình sự. "Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải được xem xét xử lý hình sự, trong đó có cả việc xử lý tài sản tham nhũng, vì thế không thể khởi kiện dân sự để đòi tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, trường hợp đã khởi tố bị can vụ án hình sự nhưng sau đó bị can hoặc bị cáo chết, cơ quan tố tụng đình chỉ điều tra vụ án hình sự thì cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện dân sự" - ông Phạm Quý Tỵ chỉ rõ.

Về giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng bằng thủ tục hành chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng dự thảo cần phải nêu rõ biện pháp thu hồi như thế nào, nêu rõ khoản tiền, tài sản tham nhũng nào thì được thu hồi bằng thủ tục hành chính. Riêng đối với nội dung về việc hình phạt tiền quy định trong Bộ luật Hình sự có phải là biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng không? Ông Tỵ cho rằng, trong dự thảo nêu vậy là chưa chính xác bởi khoản tiền, tài sản do toà án áp dụng hình phạt tiền để phạt người phạm tội tham nhũng là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhằm tước bỏ một phần lợi ích của người đó. Vì vậy, hình phạt tiền quy định trong Bộ luật Hình sự không phải là biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng.

Thu cái gì với những loại hình "tham nhũng mới"?

GS.TS Lê Hồng Hạnh - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) - cho rằng, cần hiểu khái niệm "thu hồi tài sản" một cách rộng hơn để phù hợp với tình hình thực tế xã hội đang diễn ra. Ông Hạnh nêu ví dụ: "Giả sử có một ông thứ trưởng đang mong muốn có bằng tiến sĩ, vì vậy, ông thứ trưởng tìm mọi cách để bổ nhiệm cho con gái ông hiệu trưởng trường đại học vào một vị trí trong cơ quan nhà nước, dù cô đó không đủ điều kiện. Vậy khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra chúng ta sẽ thu hồi tài sản tham nhũng là cái gì?".

Ông Hạnh cũng nêu lên một trường hợp khác, ở đây là khái niệm "tham nhũng tình dục". "Ví dụ ông quan chức không cần tiền mà chỉ cần nhận những giây phút sung sướng. Ông ấy sẵn sàng bố trí việc làm cho cô gái để đổi lấy điều mình mong muốn. Trường hợp này thì thu hồi như thế nào, thu hồi cái gì? Tương tự như bà bộ trưởng, ông bộ trưởng, người ta không cần tài sản, không cần tiền, người ta chỉ cần ăn chơi trác táng thì sao?" - ông Hạnh nêu dẫn chứng

Vì vậy, theo ông Lê Hồng Hạnh, việc hiểu khái niệm "Thu hồi tài sản tham nhũng" hiện nay chưa đúng. "Thu hồi là phải thu hồi tất cả các lợi ích, chứ không chỉ là tài sản. Tất cả những điều đó cần phải đặt ra để chúng ta nghiên cứu làm sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế", ông Hạnh nhấn mạnh.Còn ông Đặng Quang Phương -

Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao - chỉ ra rằng thực tế tại Việt Nam hiện nay, loại tội phạm "ẩn" nhiều nhất là tội phạm tham nhũng, loại tội phạm này "ẩn" nên rất khó phát hiện được, lại không xử lý hình sự được, trong khi loại tội phạm này lại làm thất thoát rất lớn tài sản của Nhà nước. Ông Phương còn lập luận: "Chúng ta thường nói 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hay đến cơ quan nhưng không làm việc, đó cũng là tham nhũng".

Không thể lấy việc nộp lại tài sản để thay cho hình phạt

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo "Thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế", ông Phạm Anh Tuấn - Phó Ban Nội chính T.Ư - cho biết, không thể lấy việc nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả để thay thế cho hình phạt.

Ông có thể cho biết vì sao việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua chưa đạt hiệu quả?

- Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập trong báo cáo, thì theo tôi còn một số điểm vướng. Thứ nhất, quy định về thu hồi tài sản tham nhũng hiện tản mát, không tập trung. Thứ hai, nên chăng có một cơ quan, tổ chức nào đó chịu trách nhiệm đầu mối chính trong việc thu hồi tài sản tham nhũng. Thứ ba, các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng cần quan tâm đúng mức hơn nữa đến việc thu thồi tài sản tham nhũng. Thậm chí là cho phép phong toả, kê biên tài khoản, tài sản có dấu hiệu tham nhũng để đảm bảo việc thu hồi có hiệu quả.

Ngoài ra, các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự, liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay của chúng ta chưa có nhiều và chính cái này làm cho việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay của ta bị hạn chế.

Trong báo cáo có đề cập nếu người vi phạm nộp tài sản và hoàn lại tài sản tham nhũng thì sẽ được miễn giảm trách nhiệm hình sự, chuyển sang xử lý hành chính, ý kiến của ông thế nào về vấn đề này?

- Thực ra hành vi tham nhũng, tội phạm tham nhũng, cái hướng tới đều là tài sản, nếu nói về công bằng chúng ta phải tìm mọi cách hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện có nhiều ý kiến cho rằng nên coi các tội phạm này là tội phạm kinh tế, nếu khắc phục được hậu quả thì có thể xem xét, miễn trách nhiệm hình sự.

Điều này không sai, nhưng nếu chúng ta loại bỏ hình phạt, và chúng ta chỉ nhằm đến việc thu hồi tài sản là xong thì sẽ không đủ sức răn đe. Vì vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm khắc hành vi tham nhũng thì cần phải có những biện pháp thu hồi ở mức cao nhất tài sản tham nhũng. Chứ không thể lấy việc thu hồi hay tự nguyện nộp tài sản để thay thế cho hình phạt.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Long Huỳnh/ Báo Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 24/7/2025, tại Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TP. Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội).
Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.

Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động