--> -->

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy

76 năm đã trôi qua (1945-2021), những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng dân tộc. Họ là những người suốt 76 năm qua lưu giữ vẹn nguyên những kỷ niệm về ngày Tết Độc lập đầu tiên; họ có thể là những người trẻ sinh ra trong hòa bình chưa từng biết đến chiến tranh, nhưng tất cả đều chung niềm tự hào, xúc động mỗi khi mùa thu Cách mạng lại về.
Từ mùa Thu năm ấy "Hà Nội mùa thu năm ấy" trong hồi ức của những nhân chứng lịch sử

Những ký ức không phai…

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 đã trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hào khí tháng Tám, đoàn kết xây dựng đất nước hùng cường (Ảnh tư liệu mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập nước)

Mùa thu năm 2021 đến với đất nước ta trong bối cảnh đặc biệt, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước làm ảnh hưởng và xáo trộn đời sống xã hội. Thế nhưng, bên cạnh việc chung tay cùng chính quyền phòng chống dịch, thực hiện giãn cách xã hội nhằm đảm bảo “mục tiêu kép” theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ; trong thời khắc mùa thu tháng Tám lịch sử, sâu thẳm trong trái tim những người con đất Việt vẫn không khỏi bồi hồi nhắc nhở nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ở tuổi 93, cụ Trần Công Hợp (nguyên cán bộ, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) vẫn khá minh mẫn, đặc biệt khi chia sẻ về ký ức của những ngày tháng Tám năm 1945. Sinh năm 1928, tại phường Trần Tế Xương (thành phố Nam Định), trước Cách mạng tháng Tám, cụ Trần Công Hợp là cán bộ tiền khởi nghĩa tại Trung đoàn 101 Nam Định.

Nhắc lại không khí những ngày mùa thu lịch sử, không giấu được niềm xúc động xen lẫn tự hào khi những ký ức ùa về trong câu chuyện kể của người đàn ông đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm. Bằng giọng nói trầm ấm, những ký ức về mùa thu lịch sử được cụ Hợp kể rất đậm nét, rõ ràng như một thước phim quay chậm, đặc biệt là trong ngày Tết Độc lập đầu tiên của dân tộc, ngày 2/9/1945.

Cụ Hợp nhớ lại: “Khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử qua đài phát thanh, chúng tôi đã bật khóc. Đó là những giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc sau bao năm đất nước chịu lầm than, chúng ta đã thực sự trở thành công dân của một nước độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập kết thúc bằng lời thề “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững được quyền tự do, độc lập ấy”…

Thời điểm đó chúng tôi đã tự nhủ với lòng mình, dù không được trực tiếp hô vang lời thề độc lập, nhưng sẽ quyết tâm mang theo lời thề ấy trong tim để vượt qua khó khăn, gian khổ, góp sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc”.

Sau thời khắc lịch sử ngày 2/9/1945, trước yêu cầu của cuộc cách mạng, chàng trai trẻ Trần Công Hợp mang trong mình nhiệt huyết lại tiếp tục lên đường tham gia kháng chiến và trở thành cán bộ quân khu Việt Bắc (tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)... Sau đó, cụ Trần Công Hợp tiếp tục được luân chuyển về công tác tại Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Dù trải qua nhiều vị trí công tác, nhiều giai đoạn lịch sử, nhưng mỗi lần nhớ lại về thời khắc mùa thu tháng Tám, cụ Hợp luôn cảm thấy một niềm xúc động, tự hào vô tận.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm, nhắc về mùa thu tháng Tám cụ Trần Công Hợp luôn xúc động và tự hào.

“Tôi mang trong mình tinh thần, ý chí của lời thề độc lập ngày 2/9/1945 trong suốt chặng đường phấn đấu của mình. Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, lời thề độc lập luôn là động lực để tôi hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và đơn vị giao phó. Đã là lời thề thì phải sống chết với nó, phải quyết tâm thực hiện và giữ vững lời thề. Tôi tin tất cả những người ở thế hệ chúng tôi, những người may mắn được nghe lời thề độc lập năm 1945 đều có chung tư tưởng ấy, tinh thần ấy”, cụ Hợp tâm sự.

Viết tiếp trang sử hào hùng

Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã có chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt, nhận thức thời cơ và nắm bắt thời cơ để tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hôm nay đây, được sống trong hào khí của những ngày Cách mạng tháng Tám mỗi người dân lại bồi hồi, xúc động, xen lẫn niềm tự hào.

Đặc biệt, với thế hệ trẻ sinh ra thời kỳ hậu chiến, thì chiến tranh đã trở thành lịch sử. Song, đó là phần lịch sử không được phép lãng quên và không bao giờ được quên lãng. Ngày hôm nay, với lòng kính yêu và biết ơn vô hạn, thế hệ trẻ luôn biết ơn các chiến sĩ cộng sản kiên trung, các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các bậc lão thành cách mạng… đã cống hiến, hy sinh quên mình vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Bày tỏ về cảm xúc của mình, cô giáo Hà Uyên, giáo viên trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, là thế hệ thanh niên Việt Nam được sinh ra, lớn lên trong hòa bình chúng tôi luôn nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám. Vì vậy, chúng tôi xác định thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, xung kích đi đầu, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ của mình vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

“Tôi thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa trong việc tuyên truyền, gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt của cuộc cách mạng, để thế hệ học trò ngày nay có thể hiểu được những giá trị, những bài học mà cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại - những giá trị, những bài học đánh đổi bằng xương, bằng máu của không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ cha anh”, cô giáo Hà Uyên bộc bạch.

Vẹn nguyên mùa Thu năm ấy
Cô giáo Hà Uyên chia sẻ về cảm xúc mùa thu Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là trang sử vàng chói lọi của dân tộc, là biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân vì quốc gia, dân tộc. Là người thuộc lớp sinh ra sau thời chiến, bạn Thành Hưng (sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) cho biết, thế hệ trẻ chúng tôi thực sự may mắn khi được sinh ra trong thời bình, được đi học và được theo đuổi đam mê của tuổi trẻ và được hưởng thụ những thành quả to lớn của cuộc Cách mạng tháng Tám – đó là hạnh phúc.

“Là thế hệ trẻ, chúng tôi có trách nhiệm gìn giữ và phát huy tinh thần bất diệt đó, để không chỉ thế hệ chúng tôi, mà đến các thế hệ trẻ sau này nữa cũng sẽ hiểu được những giá trị, những bài học to lớn mà các bậc cha anh đã để lại. Qua đó, góp sức xây dựng đất nước ta ngày càng vững mạnh hơn, giàu đẹp hơn”, bạn Thành Hưng chia sẻ...

76 năm nhìn lại, thế hệ trẻ ngày nay càng hiểu hơn về sự kiện vĩ đại của những ngày mùa thu tháng Tám và thấy rõ hơn giá trị của độc lập, tự do, giá trị của hòa bình, thống nhất. Từ đó, thấy rõ trách nhiệm của giữ vững, phát huy tinh thần hào hùng ấy vào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội dự “Bữa cơm Công đoàn” cùng hơn 23.500 công nhân

Đúng 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), hơn 23.500 công nhân lao động của Công ty TNHH Canon Việt Nam đã cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và lãnh đạo Công ty dự “Bữa cơm Công đoàn” trong không khí đầm ấm, vui tươi.
Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Học Bác bằng những việc làm “thầm lặng”

Giữa nhịp sống hiện đại, giữa phố phường tấp nập, vẫn có biết bao con người Hà Nội lặng lẽ gieo những hạt giống thiện lành bằng những hành động tử tế mỗi ngày: Người hiến máu cứu người không cần biết người nhận là ai; người nhặt được của rơi, âm thầm tìm trả lại người mất; người phụ nữ cặm cụi gom rác ở bờ sông, người cựu chiến binh miệt mài quét rác đầu ngõ mỗi sáng sớm… Tất cả những hành động nhỏ nhưng nghĩa tình ấy chính là minh chứng sinh động cho việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thực sự đi vào chiều sâu, thành nếp sống, thành lẽ ứng xử tự nhiên của người Hà Nội.
“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

“Đánh thức” tài nguyên đất ven sông

Trải dọc theo hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tích… Thủ đô Hà Nội đang sở hữu hàng nghìn héc-ta đất ven sông với đủ yếu tố thuận lợi, tiềm năng phát triển đa dạng. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, nguồn tài nguyên quý giá này vẫn gần như nằm ngoài dòng chảy đô thị của Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần nhận diện rõ tiềm năng to lớn của quỹ đất này và có giải pháp tổng thể để “đánh thức”, khai thác hiệu quả, phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Nỗ lực tuyên truyền, đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Xác định triển khai thực hiện, đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản triển khai thi hành. Để có góc nhìn toàn cảnh, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội xung quanh nội dung trên.
Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Xã Đại Thanh: Xây dựng bộ máy hành chính hiện đại, gần dân

Từ ngày 1/7/2025, đơn vị hành chính mới Đại Thanh chính thức đi vào hoạt động. Trong bối cảnh địa bàn rộng, dân số đông, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Thanh đã phát huy tinh thần đoàn kết, nhanh chóng kiện toàn bộ máy, bảo đảm các hoạt động diễn ra hiệu quả, ổn định.
Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Năm tháng chiến tranh đã đi xa nhưng ký ức về những năm tháng băng rừng, vượt suối, chiến đấu nơi tuyến lửa miền Đông Nam Bộ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Văn Ninh, phường Long Biên. Trở về từ chiến trường với thương tật nặng, ông vẫn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục cống hiến thầm lặng cho cộng đồng bằng những việc làm bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Cơ hội kiến tạo không gian đô thị xứng tầm

Cơ hội kiến tạo không gian đô thị xứng tầm

Thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường và triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp không chỉ là một quyết sách về tổ chức bộ máy mà còn mở ra một “cơ hội vàng” để tái cấu trúc không gian đô thị, điều vốn bị phân mảnh, chồng chéo trong suốt nhiều năm qua. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết cho Hà Nội trở thành đô thị thông minh, xanh và bền vững.

Tin khác

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Sáng mãi phẩm chất người lính giữa thời bình

Năm tháng chiến tranh đã đi xa nhưng ký ức về những năm tháng băng rừng, vượt suối, chiến đấu nơi tuyến lửa miền Đông Nam Bộ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Văn Ninh, phường Long Biên. Trở về từ chiến trường với thương tật nặng, ông vẫn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục cống hiến thầm lặng cho cộng đồng bằng những việc làm bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Cẩn trọng với trị liệu tâm lý trên mạng: Đừng để niềm tin trở thành cái bẫy

Chỉ cần gõ cụm từ “trị liệu tâm lý” hay “chữa lành tâm lý” trên mạng xã hội, người dùng có thể tiếp cận hàng trăm hội nhóm với hàng chục nghìn thành viên. Trong đó, không ít hội nhóm trở thành nơi “rao bán” các dịch vụ chữa lành, trị liệu tâm lý từ những người tự xưng là chuyên gia mà không hề có chứng chỉ hành nghề hợp pháp hay sự giám sát chuyên môn. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tình trạng trục lợi từ sự tổn thương và niềm tin của những người đang gặp vấn đề tâm lý.
Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Cảm động tấm lòng người dân muôn nơi hướng về vùng lũ Nghệ An

Các xã miền Tây Nghệ An tan hoang sau cơn lũ lớn, 3 ngày qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân muôn nơi đã nhanh chóng đóng góp hỗ trợ và trực tiếp lên các bản làng để thăm hỏi, giúp sức cho bà con.
Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Chi hội trưởng cựu chiến binh nhiệt tình với công tác Hội

Trở về cuộc sống đời thường, ông Đặng Văn Hiến, Chi hội trưởng cựu chiến binh Tổ dân phố số 7 phường Long Biên vẫn luôn giữ vững phẩm chất của người lính Cụ Hồ, gương mẫu, không ngừng vươn lên góp phần xây dựng địa phương giàu mạnh. Với đồng đội, ông luôn là người Hội trưởng tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì hoạt động của Hội.
Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Chợ xe máy cũ chùa Hà ế ẩm

Thị trường xe cũ chạy xăng vốn đã không mấy sôi động trong những năm gần đây, lại càng đìu hiu hơn sau thông tin Thành phố triển khai vấn đề dần thay thế xe máy cũ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện thân thiện môi trường từ tháng 7/2026. Tiểu thương chợ xe máy cũ loay hoay trong ế ẩm, không dám nhập thêm hàng, còn người dân thì thấp thỏm ngóng tin chính sách rõ ràng để quyết định tương lai phương tiện của mình.
Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ - Bồi đắp truyền thống yêu nước

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, phường Thanh Liệt tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi (nghĩa trang Thành phố); Đài tưởng niệm liệt sĩ Thanh Liệt và Nghĩa trang liệt sĩ Tân Triều.
Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung bộ điều động 250 chiến sĩ hỗ trợ vùng lũ

Trước thiệt hại nặng nề của người dân ở các xã miền Tây (Nghệ An), Trung đoàn Cảnh sát cơ động Bắc Trung Bộ (Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) đã điều động 250 chiến sĩ lên đường hỗ trợ bà con vùng lũ.
Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Gần 1.000 vận động viên tham gia Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam năm 2025

Chiều ngày 24/7, Ban Tổ chức Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025 đã tổ chức Lễ bốc thăm, chia bảng và phổ biến một số nội dung liên quan đến Giải đấu.
Nơi điều dưỡng những thương binh "thời hoa lửa"

Nơi điều dưỡng những thương binh "thời hoa lửa"

Trung tâm Điều dưỡng thương binh tỉnh Nghệ An đang chăm sóc 55 thương binh, trong đó, có 44 người thương binh đặc biệt và 5 bệnh binh.
Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian gần đây, một làn sóng phản ánh mạnh mẽ từ phía người dân đã phơi bày một thực trạng đáng báo động: Nhiều phòng khám và cơ sở y tế tư nhân đang ngang nhiên sử dụng tên gọi gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi của mình. Mục đích không gì khác ngoài việc quảng cáo sai sự thật, tiếp cận bệnh nhân một cách bất chính và trục lợi cá nhân. Hành vi này không chỉ gây ra sự hoang mang sâu sắc trong cộng đồng mà còn trực tiếp đe dọa đến uy tín và niềm tin mà công chúng dành cho Bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất và uy tín nhất cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động