--> -->

Từ mùa Thu năm ấy

Vua Lý Thái Tổ (tên thật là Lý Công Uẩn), là hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”.
Từ mùa Thu năm ấy Hà Nội: Cân nhắc kỹ lưỡng quy mô tổ chức 2 sự kiện lớn của Thủ đô
Từ mùa Thu năm ấy Hà Nội vinh danh 10 công dân Thủ đô ưu tú tại Lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (năm 974). Ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh). Mẹ ông họ Phạm, sinh ra ông ở chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh). Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng, Bắc Ninh).

Từ mùa Thu năm ấy
Lý Thái Tổ – vị vua đặt mốc son cho lịch sử Thăng Long

Từ khi còn bé ông đã nổi tiếng sáng suốt tinh anh, tuấn tú khác thường. Càng lớn, Lý Công Uẩn càng già dặn hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Sư Lý Khánh Vân dạy chữ nhưng cậu học một biết mười nên chẳng bao lâu sư Lý Khánh Vân cạn vốn chữ nghĩa đành phải gửi Lý Công Uẩn sang chùa Từ Sơn cho người em ruột là sư Vạn Hạnh nuôi và dưỡng. Sư Vạn Hạnh nổi tiếng uyên bác về văn chương nhận ngay ra Lý Công Uẩn có thể là bậc minh chủ trong thiên hạ bèn dốc lòng dạy dỗ. Khi Lý Công Uẩn trưởng thành, sư Vạn Hạnh tiến cử vào triều vua Lê Đại Hành và đến đời vua Lê Ngọa Triều được thăng tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, tức là chỉ huy đội quân bảo vệ kinh đô.

Ngọa Triều mất, chấp nhận lời yêu cầu của các quan, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra triều đại nhà Lý (năm 1009) thay thế nhà tiền Lê, lấy hiệu là Thái Tổ. Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 - 979) và tiền Lê (980 - 1009) nằm ở vùng núi non hiểm trở với địa thế “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ) song vị vua 35 tuổi không muốn ở mãi nơi rừng xanh núi thẳm vì như vậy thì vua của một nước mà chẳng khác gì một tộc trưởng nên Ngài quyết định dời đô ra thành Đại La cũ.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, việc vương triều Lý ra đời là một sự kiện trọng đại, đánh dấu kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển chín muồi toàn diện của dân tộc và quốc gia, kỷ nguyên của các triều đại phong kiến Trung ương tập quyền. Cống hiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Lý Công Uẩn sau khi lên làm vua là việc ông quyết định chọn thành Đại La làm kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay.

Sáng 7/10/2004, UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng vua Lý Thái Tổ, người khai sáng kinh thành Thăng Long vào năm 1010. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước.

Trong “Chiếu dời đô” Lý Công Uẩn viết: “Thành Đại La ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất nước, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương là nơi đô thành bậc nhất của đế vương”.

Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sử gia Phan Huy Chú đã nhận định ông là vị vua giỏi của triều Lý: “Vua kính trời, yêu dân, lấy nhẹ tô ruộng, đặt ra phú dịch, cốt giữ lòng nhân hậu, trong nước yên ổn”. Ông mất năm 1028 sau 19 năm trị vì.

Trong “Đại Việt sử ký tiền biên”, sử gia Ngô Thì Sĩ đánh giá việc dời đô của Lý Công Uẩn như sau: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng đô ở đấy, núi Tản Viên chống vững một cõi, sông Phú Lương như hào trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có, phía Tây thông với Sơn Tây,Tuyên Hưng, phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc. Miền Đông Nam thì vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương thì liên lạc bằng trạm là nơi bốn phương của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài. Có thể làm nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. Hình thế nước Việt không nơi nào hơn được nơi này... Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác mà trước tiên mưu tính việc định đô, đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể làm được. Một ông vua trẻ quyết dời đô là khát vọng muốn đưa Đại Việt tồn tại bình đẳng như các Nhà nước phong kiến khác trong khu vực và sẵn sàng chấp nhận đương đầu với giặc giã. Việc dựng kinh đô và đặt tên là Thăng Long chỉ là hành động cụ thể đưa Đại Việt lên một vị trí cao trong thiên hạ”.

Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn cùng hoàng triều và tướng lĩnh giong thuyền về Đại La. Trong một giấc mơ, ông đặt tên kinh thành là Thăng Long với nghĩa “rồng bay”. Từ đây, vua Lý Thái Tổ dựng thành, chia lại khu vực hành chính trên toàn quốc, đổi 10 đạo thời Đinh - Lê thành 24 lộ, ở các vùng miền núi có châu, trại. Sự nghiệp đổi mới của vua Lý Thái Tổ là sự mở đầu và có hiệu quả lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc: Từ “Đổi mới triều đại đến đổi mới đế đô, đổi mới xã hội”, trong đó đổi mới đế đô là cơ bản.

Để ghi nhớ công lao lập quốc của vua Lý Thái Tổ, UBND thành phố Hà Nội đã chọn vị trí đẹp nhất trên phố Đinh Tiên Hoàng để dựng tượng Lý Thái Tổ. Dựng tượng vua Lý Thái Tổ rõ ràng không khó với các nhà điêu khắc nhưng để nó là tác phẩm nghệ thuật thật chẳng dễ. Tư liệu về việc dời đô dù thiếu nhưng cũng tạm đủ để các nhà điêu khắc hình dung. Tuy nhiên, vua Lý Thái Tổ mặt mũi ra sao, hình dạng thế nào câu hỏi không dễ trả lời. Hình ảnh vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân các thế kỷ trước đều không có hình vẽ, tượng để lại, cũng không được mô tả kỹ lưỡng ngoài những dòng ca ngợi ngắn mang tính ước lệ, tượng trưng do tình cảm tôn vinh của người chép sử hoặc dân gian truyền lại. Khi viết về vua Lý Thái Tổ sử chép chỉ có mấy dòng “người khoan thứ, nhân từ” sẽ là “bậc minh chủ trong thiên hạ”.

Và rồi đúng 9 giờ sáng ngày 17/8/2004 (tức ngày 2/7/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khởi công công trình xây dựng tượng vua Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh theo nghi thức truyền thống. Và cũng đúng 9 giờ sáng ngày 7/10/2004 (tức ngày 24/8/2004 âm lịch), UBND thành phố Hà Nội đã làm lễ khánh thành tượng. Tượng đài Lý Thái Tổ cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao du lịch của Thủ đô Hà Nội, là nơi tổ chức các chương trình văn nghệ trong các dịp kỷ niệm quan trọng của đất nước. Cùng với Thủ đô ngàn năm văn hiến, quần thể di tích văn hóa tượng đài Lý Thái Tổ là một điểm đến thu hút sự quan tâm của nhiều người và những câu chuyện về nơi đây sẽ còn được nối dài và kể tiếp qua nhiều thế hệ./.

H. Phong – N.N.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Saka ghi bàn duy nhất, Arsenal đánh bại AC Milan

Trong khuôn khổ chuyến du đấu tiền mùa giải 2025/26, Arsenal có màn khởi động ấn tượng khi vượt qua AC Milan với tỷ số 1-0 trong trận giao hữu diễn ra tại sân vận động Quốc gia Singapore. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được ghi bởi Bukayo Saka - ngôi sao vừa trở lại sau kỳ nghỉ hè, đánh dấu ngày tái xuất đầy ấn tượng của tiền vệ người Anh.

Tin khác

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách

Những mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đưa ra trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đều thiết thực, bám sát thực tiễn và xu thế phát triển hiện đại. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những khát vọng đó, cần phải có tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và đặc biệt là phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong mọi quyết sách.
Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Vừa qua, phường Chương Mỹ tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Đảm bảo công bằng trong giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau

Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực giáo dục tại cơ sở, tôi xin được góp ý cụ thể về mục 1.7 trong báo cáo - "Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được coi trọng là thế mạnh và khâu đột phá của Thủ đô". Những ý kiến này xuất phát từ trải nghiệm thực tế giảng dạy hàng ngày và mong muốn góp phần xây dựng nền giáo dục Hà Nội thực sự "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Tây Tựu tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường Tây Tựu Nguyễn Hữu Tuyên đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại tổ dân phố Trung 5 nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Xem thêm
Phiên bản di động