-->

Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô

(LĐTĐ) “Năm nay liệu có về ăn mừng ngày lễ Quốc khánh được không con nhỉ?” - từ quê, gia đình tôi gửi tin nhắn hỏi han. Kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn sinh viên cũng không được về nhà. Lần đầu sống một mình nơi Thủ đô đang căng mình chống dịch Covid-19 và chuẩn bị đón Tết Độc lập xa nhà quả thực có nhiều cảm xúc khó tả…
Người lao động chính thức có 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng

Ở nhà là yêu nước

Chiều 6/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn toàn thành phố do tình hình dịch còn khó lường, nhiều ca chưa rõ nguồn lây, không có biểu hiện dịch tễ. Như vậy, những người lao động bình thường tiếp tục tình trạng đóng băng, học sinh, sinh viên chưa kịp về nhà vẫn ở lại Hà Nội để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô
Các sinh viên cùng các tổ chức chính trị - xã hội đoàn thể tham gia công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 Ảnh: VO

Ở nhà trong những ngày giãn cách xã hội, thiết nghĩ nhiều bạn sẽ rơi vào tình trạng lúng túng vì có quá nhiều thời gian. Nhiều trường trung học, đại học đã tổ chức học theo hình thức online để vừa đảm bảo chống dịch, vừa bổ sung, tăng cường kiến thức cho các bạn học sinh, sinh viên. Tạm ngưng dòng chảy vội vã, nhịp nhàng của cuộc sống, đây lại là khoảng thời gian lý tưởng để tôi trau dồi, rèn luyện bản thân, bổ sung những kỹ năng còn thiếu và hoàn thành các dự án đặt ra. Cũng như nhiều bạn sinh viên, tôi nghĩ ở nhà sẽ không chán nản nếu mỗi người biết cách sắp xếp, tận dụng thời gian hợp lí. Với một sinh viên năm 2 như tôi, đây là thời gian tốt để học hỏi, còn với các anh chị sinh viên năm cuối, vừa bồn chồn vì dịch bệnh, vừa nhớ nhung khi không được về nhà. “Chị thấy khá lo lắng vì hai năm gần đây Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, việc thực tập hay tìm kiếm công việc còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng dịch bệnh sẽ sớm qua để sinh viên năm cuối như chị có thể an tâm hơn về việc học cũng như tìm kiếm nơi làm việc thích hợp” - chị Đoàn Ánh Giao, sinh viên năm cuối Đại học Thương mại chia sẻ. Không chỉ chị Giao, các sinh viên sắp ra trường cũng có chung cảm xúc như chị, vừa bồn chồn vì dịch bệnh, vừa không muốn cha mẹ ở quê lo lắng vì học và tìm kiếm việc trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn.

“Bên cạnh thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm việc thực hiện giãn cách xã hội, một số sinh viên còn xin Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp chính quyền tham gia công tác thiện nguyện và tình nguyện viên trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19. Phát huy tinh thần xung kích, phát huy tinh thần “ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên, các bạn sinh viên tình nguyện đã, đang góp phần cùng Thành phố đẩy lùi đại dịch”.

Không chỉ các sinh viên trong nước, các du học sinh đến Việt Nam học tập cũng trong tình trạng mắc kẹt khi Hà Nội siết chặt các biện pháp nhằm cách ly xã hội. Cụ thể, các du học sinh Lào tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang rất khó khăn và cảm thấy nhớ nhà khi không được về thăm quê hương. Do giãn cách xã hội, nhóm sinh viên người Lào không thể ra ngoài mua lương thực, lãnh đạo quận Cầu Giấy và phường Dịch Vọng Hậu đã trao hỗ trợ cho các sinh viên Lào đang theo học và ở ký túc xã tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Anh Bouavanh Singhavong chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất ấm áp khi được những người Việt Nam hỗ trợ và quan tâm trong dịch bệnh. Dù còn nhiều khó khăn, bất tiện, chúng tôi cũng yên tâm học và làm việc hơn trong những ngày cách ly xã hội”. Giữa những ngày cả nước đang căng mình chống lại đại dịch mới thấy trân trọng nghĩa tình, tấm lòng nhân hậu của người Việt Nam, không chỉ thấu hiểu nỗi lòng của những người con xa quê mà còn tận tình giúp đỡ họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn nơi xứ người…

Trong những ngày giãn cách xã hội, mỗi bạn sinh viên ở các hoàn cảnh, tình huống khác nhau lại có những suy nghĩ, tâm trạng khác nhau. Song, mỗi người đều có điểm chung là hướng về gia đình và ý thức được trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh, mỗi người đều vì cái chung, lựa chọn hy sinh mong ước cá nhân để góp sức cùng đất nước chống dịch.

Tết Độc lập đặc biệt

Chỉ vài ngày nữa là đất nước Việt Nam sẽ kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Hiện nay, dịch bệnh vẫn tồn tại, các ca mắc còn khó lường, nên năm nay Thủ đô Hà Nội sẽ không tưng bừng, náo nhiệt đón chào ngày lễ lớn như mọi năm. Tôi nhớ những năm trước, mỗi khi đến Tết Độc lập, cả nhà thường quây quần tổ chức đi chơi, ngắm cảnh đất nước hoặc cùng nhau sum vầy bên mâm cơm thịnh soạn. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường gọi là “Ngày Độc lập”, “Lễ Độc lập”, “Quốc khánh” song chưa coi đó là một ngày Tết như ở đất nước Việt Nam. Có lẽ chỉ người Việt mới hiểu từ “Tết” ẩn chứa bao sự thiêng liêng, ấm áp, bao mong ước về những điều tốt đẹp sẽ đến. Tôi ước được như mọi năm, đón không khí tươi vui, rộn ràng, náo nức, đi bộ dưới những con đường rợp cờ đỏ sao vàng và buổi tối hòa vào dòng người cùng chung tâm trạng rạo rực.

Sinh viên đón Quốc khánh đặc biệt ở Thủ đô
Ảnh: VO

Có lẽ chưa bao giờ sau 76 năm, những con đường Việt Nam chìm vào im lặng, những ngôi nhà, ngọn núi, bờ sông vắng tiếng nói cười chào mừng ngày lịch sử của dân tộc. Những năm trước, ngày này tôi cùng gia đình thường ngồi xem những cuộc diễu binh, xem dâng hương tại tượng đài Bác Hồ, xem các Đoàn dâng hoa, dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ, xem các chương trình phim tài liệu tái hiện lại giây phút Bác Hồ trên Quảng trường Ba Đình lịch sử đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa…

Đất nước không còn những ngày tháng khói lửa chiến tranh, cả dân tộc đồng lòng hiệp sức, quyết hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ. Song trong thời bình, đất nước và toàn thể nhân dân đang đối mặt với kẻ thù âm thầm còn nguy hiểm hơn gấp bội là đại dịch Covid-19. Dịch bệnh có thể hủy diệt hàng triệu con người, làm nền kinh tế trì trệ, nhiều quốc gia phải ra lệnh phong tỏa các khu vực tâm dịch, khiến cuộc sống của hàng trăm nghìn người lao động sống trong cảnh lao đao. Lúc này, phòng, chống dịch là điều quan trọng nhất, đảm bảo an toàn cho cá nhân và xã hội là điều quan trọng nhất.

Có thể năm nay, đất nước cũng như Thủ đô sẽ không tổ chức Quốc khánh long trọng như những năm trước, không có đoàn người rộn ràng nơi khu phố lớn, những người con xa nhà cũng không có dịp trở về quây quần bên gia đình. Tuy vậy, ngày Quốc khánh năm nay sẽ là một ngày đặc biệt. Mọi nguồn lực dành cho hệ thống y tế, hệ thống an ninh đang căng mình chống dịch và bảo vệ người dân, những gói trợ cấp xã hội đã kịp thời cứu trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Mọi công dân của nước Việt từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ, không phân biệt địa vị, tôn giáo, vùng miền đều chung tay cống hiến sức mình chống dịch…

Dường như, thế hệ sinh viên trẻ chúng tôi cảm thấy sống dậy những năm tháng cả dân tộc cùng chiến đấu, cùng đoàn kết vì lợi ích lớn lao của đất nước và nhân loại, lựa chọn ở nhà là yêu nước. Dù rất muốn được trở về sum họp với gia đình, song tôi nhận ra, ngày Tết Độc lập không nhất thiết phải tổ chức tưng bừng, điều quan trọng trong thời điểm hiện tại là chung sức đồng lòng cùng nhân dân Thủ đô quyết tâm đẩy lùi Covid-19, để Hà Nội sẽ lại được đón những ngày lễ, Tết theo đúng nghĩa. /.

Minh Nguyệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động