-->

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội

"Cần tiếp tục có cơ chế để khơi thông nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư vào kết cấu tạ tầng. Cạnh đó, Chính phủ cũng nên tính toán để phân bổ nguồn lực đầu tư công vào các lĩnh vực an sinh, xã hội, trong đó có vấn đề nhà ở công nhân, gắn với các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp". Đây là một trong những đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở Tổ diễn ra ngày 24/7 liên quan đến Dự thảo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Đồng chí Nguyễn Phi Thường được bầu vào Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với số phiếu tuyệt đối Đổi mới thực chất, hiệu quả hoạt động của Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại Tổ sáng ngày 24/7

Đóng góp, cho ý kiến làm rõ thêm một số nội dung, vấn đề tại Tờ trình của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tại buổi thảo luận ở Tổ sáng ngày 24/7, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công của Chính phủ giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là các dự án chậm tiến độ, chưa thực hiện, gây lãng phí ngân sách Nhà nước. "Chúng ta có 12 đại dự án, nhưng cả nhiệm kỳ vừa rồi tiến độ khắc phục còn chậm. Trong khi đó, điều đáng ngại hơn mỗi ngày qua đi, mỗi năm qua đi, nợ công tại 12 đại dự án này càng tăng lên, đến bây giờ vẫn còn là vấn đề chưa xử lý được. Điều này góp phần tăng thêm cho gánh nặng nợ công, ngân sách quốc gia", đại biểu Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Góp ý về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho hay, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đặt ra ba khâu đột phá chiến lược, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba khâu đột phá đó. Nhưng với Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, chúng ta chỉ có tổng nguồn vốn 2.870 nghìn tỷ đồng, trong đó 1.500 nghìn tỷ là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương. Với số vốn này, nếu chúng ta tiếp tục không có cơ chế để xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì không đáp ứng nguồn vốn cho phát triển.

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội): Hạ tầng là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phi Thường, trong bối cảnh dịch bệnh tác động như hiện nay, việc tập trung giải ngân đầu tư công rất quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với đó, giai đoạn tới Chính phủ cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo và phát triển khoa học công nghệ, bởi trong kế hoạch còn chưa thấy chú trọng đến vấn đề này. Vì khi nguồn lực có hạn cùng với những tác động của dịch Covid-19, chúng ta nên lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết. Trong đó ưu tiên phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng thời, ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp cũng như bảo đảm an sinh và các phúc lợi xã hội cho công nhân tại các khu vực này.

Nhấn mạnh thêm đến công tác an sinh xã hội và các phúc lợi cho công nhân, đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu rõ, Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/6/2021 về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới có đặt ra vấn đề thiết chế văn hóa cho công nhân. Nhưng thực tế chúng ta thấy, đầu tư tại các khu công nghiệp chỉ là đầu tư nhà máy, toàn bộ các khu ăn, ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa không có. Do đó, để "cụ thể hóa" Nghị quyết 02-NQ/TW, chúng ta cũng nên quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, ưu tiên đến nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp gắn liền với các thiết chế văn hóa, trường học... đi cùng.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho biết, đại biểu đồng tình với một số quan điểm đưa ra tại Tờ trình của Chính phủ về những dự án liên quan đến liên kết vùng, tuy nhiên cần phải tập trung để không xảy ra tình trạng 63 tỉnh, thành phố phát triển theo kiểu 63 nền kinh tế. Chúng tôi thấy, các dự án lớn như đường vành đai 4 và một loạt các dự án khác tạo sự kết nối, phát triển cả một vùng Thủ đô; tạo động lực phát triển, thì cần tập trung cho các dự án trọng điểm đó để tạo xung lực phát triển cho cả khu vực…

Cũng đánh giá cao quá trình quản lý và thực hiện đầu tư công giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, góp ý tại buổi thảo luận Tổ, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng cho biết, giai đoạn vừa qua qua là chúng ta đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải bằng việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm nhờ đó góp phần đẩy nhanh các dự án sớm hoàn thành, giải quyết cơ bản vấn đề nợ đọng. Song đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, giai đoạn vừa qua các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không thực hiện được mà phải chuyển sang đầu tư công, điều này cho thấy việc huy động các nguồn lực của xã hội chưa thành công. Vì thế, thời gian tới cần tiếp tục có cơ chế để thúc đẩy được đầu tư theo hình thức PPP.

Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận Tổ sáng ngày 24/7

“Tuy nhiên, việc xây dựng các dự án PPP cần tốt hơn, vì chúng ta bị động, phụ thuộc vào các doanh nghiệp nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn, rủi ro không khả thi. Chúng ta phải thực hiện các cam kết giữa nhà nước với nhà đầu tư để tránh tình trạng nhiều dự án PPP gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội phản ánh”, đại biểu Hoàng Văn Cường góp ý…

Trước đó, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo báo cáo, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được thực hiện quyết liệt với nhiều đổi mới. Thể chế, chính sách về đầu tư công được hình thành, ngày càng hoàn thiện, tạo khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư công...

Về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Bám sát chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.
Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Danh tính các đối tượng trong vụ việc "bảo kê" xây dựng tại phường Xuân La

Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập nhóm đối tượng có hành vi bảo kê vật liệu xây dựng tại Xuân La, Tây Hồ đến làm việc. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định, ổ nhóm được mệnh danh là “Lợn rừng” này hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và nhận phá dỡ các công trình tại phường Xuân La từ đầu năm 2025 đến nay.
Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Cựu Tổng Giám đốc Tổng công ty Chè Việt Nam bị đề nghị 11-12 năm tù

Sau 2 ngày xét xử, chiều 15/4, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã nêu quan điểm về vụ án đồng thời đề nghị mức án đối với 8 bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khởi tranh vào chiều nay (15/4).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.

Tin khác

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Trần Quang Lâm, 52 tuổi, Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động