Tuổi 80 vẫn say mê viết báo
Vẹn nguyên giá trị những lời dạy của Bác | |
Giải báo chí về phòng chống tác hại của rượu, bia |
PV: Thưa ông, ông tham gia viết báo từ khi nào? Bài báo đầu tiên ông viết đăng ở báo nào, và viết về vấn đề gì?
Anh hùng Lao động – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn với học trò thân yêu. Ảnh: N.Đ.T |
Anh hùng Lao động, nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn: Tôi viết báo từ năm 1959 khi đó tôi là giáo viên, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách đội Trường cấp 1 Đình Bảng. Còn nhớ, bài báo đầu tiên tôi gửi, được đăng trên báo Thiếu niên tiền phong năm 1959 về hoạt động hè của thiếu nhi Đình Bảng - quê hương của Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng anh hùng.
Là người khuyết tật, nhưng với tinh thần hăng say lao động sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, tự học tập, rèn luyện, quá trình công tác trong ngành giáo dục, ông Nguyễn Đức Thìn đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Trong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Với những đóng góp, cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà và phong trào thi đua ái quốc, nhà giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988) cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Tháng 6/2018, Anh hùng Lao động – nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn là 1 trong 700 tấm gương điển hình tiên tiến được vinh dự về Hà Nội tham dự lễ kỷ niệm cấp Nhà nước 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. |
Đến năm 1962, mọi người dấy lên phong trào “Đọc và học tập sách báo” ở Trường cấp 2 Tam Sơn. Phong trào được báo Thiếu niên tiền phong biểu dương, phát động các trường bắt tay thi đua. Từ hoạt động này, tôi sáng kiến khởi xướng phát động phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” vào ngày Chủ nhật 24/3/1963 sau khi cùng Liên đội Ngô Gia Tự vâng lời Bác dạy đi trồng cây xuân.
Sau bài báo đầu tiên được đăng trên báo Thiếu niên tiền phong, tôi tiếp tục cộng tác với nhiều tờ báo như: Người giáo viên nhân dân, báo Tiền Phong, báo Bắc Ninh... Là nhà báo nghiệp dư, tôi cũng từng tham gia Ban Biên tập Tạp chí Người Kinh Bắc, Văn nghệ Từ Sơn, Tập san khuyến học Bắc Ninh... Đến nay, tôi đã có hàng trăm tác phẩm báo chí được đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương với bút danh Lý Hiếu Nghĩa, Lý Hương Quê...
Thưa ông, điều gì đã thôi thúc ông hăng say cộng tác với các báo, tạp chí? Những bài viết của ông thường tập trung những vấn đề gì?
Trên bục giảng, khi cầm phấn, tôi là nhà giáo. Hết giờ lên lớp, khi cầm bút, ấy là khi tôi viết báo. Động lực viết báo, viết sách của tôi là để tuyên truyền, giáo dục, động viên thế hệ trẻ cùng bắt tay thi đua làm theo lời Bác, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, làm nghìn việc tốt, để những người tốt nở hoa, kết quả.
Tôi đã từng viết nhiều bài báo giá trị như bài “Thắp sáng ngọn đèn Ngô Gia Tự” nói về người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc tiền bối, một trong những người sáng lập Đảng ta, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm “Sống giữa những người anh hùng”... giáo dục niềm tự hào, truyền thống yêu nước thương nòi, quật cường của dân tộc ta.
Đến nay, sau gần 60 năm viết báo, ông đã có bao nhiêu tác phẩm đăng trên các báo, tạp chí? Bài báo nào ông viết có sức lan tỏa hoặc hiệu quả tác động rõ rệt nhất?
Cùng với 3.000 trang sách được xuất bản, tôi đã viết hàng trăm bài báo đăng trên báo và tạp chí, trong đó có nhiều bài dài cả trang A3 hoặc 4-5 trang A4 kèm ảnh minh họa chân thực. Trong đó, nổi bật nhất là bài “Nghìn việc tốt xây dựng quê hương” đăng trên báo Thiếu niên tiền phong đầu hè năm 1963 có sức lan tỏa lớn, giới thiệu hoạt động của thiếu nhi Tam Sơn - quê hương của phong trào nghìn việc tốt, cũng là những việc cần vâng lời Bác Hồ dạy, tận dụng năng lượng của thiếu nhi với tinh thần sẵn sàng, hăng hái lao động xây dựng quê hương.
Mà ở đó mỗi người cùng học và làm theo phép tính xây đời “Làm nghìn việc tốt/Cùng trừ việc xấu/Cộng nhân yêu thương/Chia niềm thông cảm”, góp phần xây dựng gia đình nghìn việc tốt, xóm thôn nghìn việc tốt, người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan. Từ bài báo của tôi, thời đó, hàng trăm Liên đội Thiếu niên tiền phong trên cả nước đã viết thư, cùng bắt tay thi đua. “Nghìn việc tốt” đã trở thành phong trào thi đua rộng lớn của thiếu nhi Việt Nam, làm theo lời dạy thi đua yêu nước của Bác Hồ.
Ông đánh giá thế nào về tác động của các tác phẩm báo chí đến các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua ái quốc theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 70 năm qua?
Suốt 70 năm qua các tác phẩm báo chí cách mạng đều đã có tác động lớn cổ vũ hướng dẫn thi đua yêu nước. Ngay sau khi Liên đội Ngô Gia Tự Trường cấp 2 Tam Sơn phát động phong trào thi đua “Nghìn việc tốt”, báo Thiếu niên tiền phong vào tháng 3/1963, ngoài được việc đưa tin còn có một bài ngắn “Hoạt động mới đáng hoan nghênh” có sức cổ vũ mạnh mẽ. Trường nào đã đọc bài báo đó đều bắt tay thi đua, cùng thực hiện, hòa cùng “Gió Đại Phong”, “Sóng Duyên Hải”, “Cờ Ba Nhất”, “Trống Bắc Lý”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”... bởi đã “phát” là “động”, đã làm là hăng. Riêng phong trào thi đua “Nghìn việc tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”, giờ vẫn ngày ngày nở hoa kết quả. Giữ ngọn lửa này là giữ ngọn lửa “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”,“thương người như thể thương thân” theo truyền thống nhân ái, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. |
Suốt 70 năm qua các tác phẩm báo chí cách mạng đều đã có tác động lớn cổ vũ hướng dẫn thi đua yêu nước. Ngay sau khi Liên đội Ngô Gia TựTrường cấp 2 Tam Sơn phát động phong trào thi đua “Nghìn việc tốt”, báo Thiếu niên tiền phong vào tháng 3/1963, ngoài được việc đưa tin còn có một bài ngắn “Hoạt động mới đáng hoan nghênh” có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Trường nào đã đọc bài báo đó đều bắt tay thi đua, cùng thực hiện, hòa cùng “Gió Đại Phong”, “Sóng Duyên Hải”, “Cờ Ba Nhất”, “Trống Bắc Lý”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”... bởi đã “phát” là “động”, đã làm là hăng. Riêng phong trào thi đua “Nghìn việc tốt thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”, giờ vẫn ngày ngày nở hoa kết quả. Giữ ngọn lửa này là giữ ngọn lửa “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”,“thương người như thể thương thân” theo truyền thống nhân ái, tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đứng ở góc độ một cộng tác viên thân thiết với các báo, tạp chí và là một bạn đọc, theo ông, báo chí hiện nay cần làm gì để thu hút và giữ chân bạn đọc đến với tờ báo của mình
Là một cộng tác viên thân thiết, một bạn đọc chăm chỉ của nhiều báo và tạp chí Việt Nam, theo tôi báo chí hiện nay đẹp, phong phú về nội dung, hình thức khá hấp dẫn, tính chỉ đạo khá kịp thời. Tuy nhiên, để thu hút, giữ chân bạn đọc đến với tờ báo của mình,các cơ quan báo chí nên cần dùng ngôn từ chuẩn xác, dễ hiểu, đại chúng, nhất là phải chân thực với sự kiện.
Trân trọng cảm ơn ông.
Bảo Duy (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54