-->

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Trái tim nhân hậu – Thắp sáng những cuộc đời lặng lẽ

Người sáng lập trung tâm, bà Đoàn Thị Hoa, là một người phụ nữ bình dị nhưng mang trái tim vĩ đại. Cơ duyên để bà mở trung tâm bắt đầu từ một chuyến đi thiện nguyện năm 2005. Trong một lần tặng quà tại cô nhi viện, bà gặp một em nhỏ bị khuyết tật. Sau giây phút vui mừng khi nhận quà, ánh mắt em lại tràn đầy âu lo. Khi được bà hỏi han, em thổ lộ rằng điều ước lớn nhất của mình không phải là những món quà, mà là có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Lời nói giản dị nhưng đầy đau đáu ấy đã khắc sâu vào tâm trí bà Hoa.

Sau nhiều đêm trăn trở, bà quyết định dành hết tâm huyết để giúp những người khuyết tật. Ý tưởng này không được gia đình ủng hộ ngay từ đầu. Bà Hoa đã phải kiên nhẫn thuyết phục, chia sẻ những tâm tư về sự thiệt thòi mà người khuyết tật phải chịu. Cuối cùng, gia đình bà đồng ý sử dụng mảnh đất của gia đình để xây dựng trung tâm. Năm 2007, Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa chính thức ra đời. Với vốn liếng ít ỏi, bà mượn thêm từ họ hàng để mua sắm máy móc và đón nhận 15 học viên đầu tiên.

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Bà Đoàn Thị Hoa - người sáng lập Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa.

Khởi đầu với muôn vàn khó khăn: thiếu kinh phí, thiếu kinh nghiệm và đặc biệt là sự hoài nghi từ mọi người xung quanh. Không chỉ phải lo nơi ăn, chốn ở cho học viên, bà Hoa còn phải tìm kiếm các nghề phù hợp để dạy. Mỗi học viên đều có những hạn chế riêng – người bị dị tật bẩm sinh, người không thể phát âm, người khác lại bị liệt nửa người – khiến việc lựa chọn nghề trở thành một bài toán hóc búa. Thế nhưng, bà Hoa không nản lòng. Bà tìm hiểu, học hỏi và mời những người có kinh nghiệm để dạy các nghề như may, móc len, làm thủ công giấy cuộn, dán vàng mã... Nghề nào phù hợp, bà đều cố gắng triển khai để học viên có thể tự tay làm ra sản phẩm.

Trung tâm không chỉ là nơi dạy nghề, mà còn là mái nhà, là chỗ dựa tinh thần cho những người khuyết tật. Ở đây, họ không chỉ học cách làm việc mà còn học cách tin vào bản thân, học cách sống tự lập. Qua nhiều năm, những con người tưởng như chỉ có thể sống dựa dẫm vào gia đình giờ đây đã tự tạo ra những sản phẩm đẹp mắt từ đôi bàn tay và khối óc của chính mình.

Dẫu vậy, hành trình của bà Hoa và trung tâm chưa bao giờ hết khó khăn. Khi sản phẩm được làm ra, bài toán đầu ra lại là một thách thức lớn. Do chất lượng và tốc độ sản xuất của người khuyết tật không thể so sánh với người bình thường, các sản phẩm chỉ phù hợp với những đơn hàng nhỏ lẻ hoặc bán tại hội chợ. Không ít lần sản phẩm bị trả về vì lỗi, khiến bà Hoa và các học viên phải đối mặt với những nỗi buồn và sự hụt hẫng.

Đến nay, trung tâm đã đi vào ổn định với các sản phẩm chính như tranh giấy cuộn, hoa giấy, móc khóa len, thiệp handmade... Những sản phẩm này được làm ra bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, không chỉ mang giá trị vật chất mà còn chứa đựng câu chuyện của nghị lực và niềm tin. Tuy vậy, bà Hoa vẫn không ngừng trăn trở về việc tìm kiếm đầu ra bền vững cho sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau đại dịch.

Dù đã ở tuổi gần lục tuần, bà Hoa vẫn dành trọn tâm sức cho trung tâm. Với các học viên, bà không chỉ là một người thầy mà còn là người mẹ của họ. Tấm lòng nhân ái, sự kiên trì và hy sinh của bà đã thắp sáng ước mơ của hàng trăm người khuyết tật, giúp họ tìm lại niềm tin vào cuộc sống. Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa không chỉ là một nơi học nghề, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương, sự sẻ chia và khát vọng vượt lên số phận.

“U ơi, con cảm ơn u”

Đến nay, sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa đã trở thành mái nhà chung của hơn 500 người khuyết tật. Những con người mang trên mình khiếm khuyết về cơ thể từ khiếm thính, khiếm thị, ảnh hưởng của chất độc da cam dioxin đến dị tật vận động, đều tìm được sự che chở và một cuộc sống mới tại đây.

Bước vào trung tâm dạy nghề thiện nguyện Quỳnh Hoa, điều đầu tiên đọng lại trong tâm trí chúng tôi là hình ảnh một người phụ nữ với ánh mắt tràn đầy yêu thương và sự tận tụy. Trong không gian chỉ rộng khoảng 100m2, với gần 30 con người đặc biệt đang miệt mài làm việc từ những đôi tay thoăn thoắt, khéo léo cuộn, dán giấy đến lắp ghép những chiếc hộp đựng bút hay món đồ lưu niệm. Nếu không để ý kỹ, thật khó để nhận ra rằng phía sau những đôi tay ấy là những cơ thể mang nhiều khiếm khuyết.

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Chăm chú hoàn thiện sản phẩm.

Trong căn phòng ấy, thi thoảng lại có tiếng gọi “u Hoa ơi” cất lên. Các học viên nơi đây thường trìu mến gọi người phụ nữ ấy như vậy. Từng góc nhỏ trong căn phòng, từng chiếc bàn làm việc đều thấm đẫm câu chuyện về những con người vươn lên từ nghịch cảnh, như chính trung tâm Quỳnh Hoa, nhỏ bé nhưng tràn đầy sức sống, đang từng ngày thay đổi cuộc đời của hàng trăm số phận kém may mắn.

Khi được hỏi về biệt danh ấy, bà Hoa cười hiền hậu: “Tôi coi các con như con đẻ của mình. Có lần, con ruột tôi đùa rằng “Mẹ quý con nuôi hơn con đẻ”. Tôi chỉ nhẹ nhàng trả lời, tôi đã may mắn nuôi được 3 đứa con trưởng thành, để tôi còn sức khỏe giúp đỡ những mảnh đời yếu thế”.

Không chỉ đóng vai trò là người mẹ chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, bà Hoa còn là người truyền cảm hứng để các em vươn lên trong cuộc sống. Với nhiều học viên, những ngày đầu bước vào trung tâm là những ngày đầy bỡ ngỡ và khó khăn. Nhưng dưới sự dìu dắt của “u Hoa”, từng người một dần trưởng thành. Bà chia sẻ: “Ban đầu, nhiều em còn ngây ngô, không biết gì. Nhưng chỉ sau một thời gian, các em đã có thể tự mình làm ra một sản phẩm và hàng tháng các em cũng nhận được một chút tiền lương. Nhìn nét mặt rạng rỡ của các em, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc ”. Trong số đó, rất nhiều người đã vượt qua giới hạn của bản thân để học nghề, trở thành những người thợ lành nghề, quay về với cuộc sống đời thường và có công việc ổn định. Không những vậy, nhiều người còn tự lập được về kinh tế và tiếp tục giúp đỡ những người khuyết tật khác tại quê nhà.

Tỉ mỉ gắn từng viên nhựa để tạo hình hộp lưu niệm, chị Lan Anh (25 tuổi, quê Hà Nội), một học viên đặc biệt đã gắn bó 11 năm với Trung tâm Từ thiện Quỳnh Hoa, chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất vui khi được học nghề cùng các bạn và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều. Tôi thích ở đây hơn ở nhà vì có bạn bè, có công việc để làm và không cảm thấy cô đơn. Ban đầu, tôi không biết gì về các sản phẩm, nhưng nhờ sự chỉ dạy tận tình của các cô giáo, tôi học hỏi rất nhanh. Giờ đây, tôi đã trở thành một trong những người thành thạo nhất”.

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Sản phẩm thủ công độc đáo được thực hiện bởi các học viên đặc biệt tại Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa.

Tuy vậy, không phải lúc nào hành trình gắn bó với từng học viên của bà Đoàn Thị Hoa cũng diễn ra dễ dàng. Có những lúc, bà phải đối mặt với sự chống đối, thậm chí là buông xuôi từ các em. Thế nhưng bà chưa bao giờ cho phép bản thân mình gục ngã hay dừng bước. Bà luôn tự nhắc nhở chính mình, mỗi người sẽ cần thời gian để thay đổi, nếu bà không kiên nhẫn, các em sẽ mất đi chỗ dựa cuối cùng. Không ít lần, “u Hoa” cảm thấy mệt mỏi đến kiệt sức. “Có hôm tôi mệt tới mức không ăn nổi cơm, nhưng tôi vẫn cố gắng. Mỗi lần thấy các em hát ngọng mà yêu đời, tôi lại như được tiếp thêm năng lượng”, ánh mắt của bà lại ánh lên một tia hy vọng. Và có lẽ, những khoảnh khắc như vậy giúp người mẹ này hiểu rằng, những nỗ lực của bà là hoàn toàn xứng đáng.

Ngoài ra, ở Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa, điều làm nên nét đặc biệt tại nơi đây không chỉ nằm ở sự tận tâm của “u Hoa”, mà còn thể hiện thông qua sự gắn bó đầy xúc động giữa bà và các học viên. Dưới sự dìu dắt của bà, bà đã tác hợp cho nhiều cặp đôi khuyết tật nên duyên vợ chồng, để các học viên được xây dựng gia đình và có cơ hội tìm được công việc ổn định. Không ít người, dù đã rời xa trung tâm nhưng họ vẫn luôn nhớ về “u Hoa” như một người mẹ thứ hai, người đã thay đổi cuộc đời họ. “Nghe các em nói, “u ơi, con cảm ơn u, nhờ u đời con mới có tương lai”, tôi thấy mọi nỗ lực mình bỏ ra đều thật xứng đáng. Chính các em đã cho tôi hiểu rõ ý nghĩa thực sự của công việc này”, bà xúc động tâm sự.

Chia sẻ với chúng tôi về những dự định tương lai, bà Đoàn Thị Hoa cho biết, con gái của bà - chị Quỳnh sẽ tiếp tục điều hành trung tâm khi bà không còn đủ sức khỏe để đảm nhận. “Tên trung tâm là kết hợp giữa tên tôi và tên con gái. Tôi mong rằng trung tâm tình nguyện Quỳnh Hoa sẽ được duy trì mãi mãi”, bà Hoa nói thêm.

Phương Trang - Thanh Vân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần Trường quốc tế Sao Mai (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) đã thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Công đoàn phát động. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn viên, người lao động là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4/2025.
Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Công khai tên 28 tỉnh, 6 thành phố là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm chính trị- hành chính của các tỉnh, thành là phương pháp lấy ý kiến của Nhân dân.
Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Khởi tố Giám đốc BHXH huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vũ Chí Toàn (SN 1968, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) và các đối tượng có liên quan cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án hình sự, xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.
LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

LĐLĐ huyện Thạch Thất nhận Bằng khen trong công tác phát triển đoàn viên

Vừa qua, tại Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tập thể LĐLĐ huyện Thạch Thất và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch LĐLĐ huyện, vinh dự được nhận Bằng khen vì có thành tích trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) năm 2024.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.

Tin khác

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động