--> -->

Từ ngày 1/4, Công an Hà Nội sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân

Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, sau khi căn cước công dân và xác thực định danh điện tử được tích hợp, công dân sẽ thực hiện giao dịch thủ tục hành chính mà không cần giấy tờ. Theo tiến độ, từ ngày 1/4, Công an địa phương sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân, đồng thời tích hợp định danh điện tử với căn cước công dân.
Hà Nội: Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các khâu, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chốt tổ chức 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên

Chiều 11/3, tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3/2022 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã báo cáo về triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 54 để triển khai Đề án.

Từ ngày 1/4, Công an Hà Nội sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân
Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội báo cáo tại Hội nghị giao ban công tác tháng 3/2022 của UBND Thành phố.

Nội dung kế hoạch đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện theo lộ trình trong năm 2022 và giai đoạn 2023-2025, định hướng đến 2030. Cùng với đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu, ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2022.

Phó Giám đốc Công an Thành phố cho biết, thành phố Hà Nội được chọn là địa phương triển khai điểm với tất cả các nội dung của Đề án, trên cơ sở đó để nhân rộng ra toàn quốc. Do vậy, tiến độ và khối lượng các đầu việc sẽ phải thực hiện sớm hơn, nhiều hơn so với lộ trình chung của Đề án.

Thành phố cũng đã có văn bản gửi các Sở, ban, ngành và UBND các địa phương tập trung vào các nhóm công việc cụ thể. Trong đó, tuyên truyền cho người dân tham gia đăng ký, hiểu lợi ích của việc định danh điện tử, phổ cập định danh điện tử, tiện ích của dịch vụ công trực tuyến, khai thác hiệu quả ứng dụng VNEID… từng bước thay thế thủ tục giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án của Chính phủ là đẩy mạnh dịch vụ công và xây dựng công dân số trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó mỗi công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chíp.

Từ ngày 1/4, Công an Hà Nội sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân
Toàn cảnh Hội nghị.

Đại tá Nguyễn Hồng Ky cho biết để hoạt động được giao dịch và xác thực trên môi trường số hóa, mỗi công dân phải có xác thực định danh điện tử cá nhân, gồm có: Thông tin trong căn cước công dân, nhận diện sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt). Sau khi căn cước công dân và xác thực định danh điện tử được tích hợp, công dân sẽ thực hiện giao dịch thủ tục hành chính mà không cần giấy tờ.

Theo tiến độ, từ ngày 1/4, Công an địa phương sẽ triển khai cấp định danh điện tử cho công dân, đồng thời tích hợp định danh điện tử với căn cước công dân.

Với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Phó Giám đốc Công an Thành phố cũng đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương cùng phối hợp nhằm triển khai thực hiện Đề án.

Về việc thí điểm cấp định danh điện tử cho công dân mà Công an Thành phố đang triển khai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh, đây là nền tảng quan trọng để gắn với dịch vụ công thiết yếu, làm tốt nhiệm vụ này sẽ nâng cao hiệu quả trong điều hành kinh tế - xã hội.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Thanh Oai kiên quyết xử lý vi phạm đất đai

Xã Thanh Oai kiên quyết xử lý vi phạm đất đai

Chủ tịch UBND xã Thanh Oai Vũ Quỳnh nhấn mạnh, đối với vấn đề đất đai và trật tự xây dựng phải “quyết liệt, không có vùng cấm” và “nói không với vi phạm đất đai, trật tự xây dựng”.
Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Áp dụng hóa đơn điện tử kết nối cơ quan thuế: Làm sao để hài hòa?

Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ (gọi tắt là Nghị định 70), trong đó có những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên. Các quy định của Nghị định 70 tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh, trong đó có hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và nhận được sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh.
Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện

Hà Nội: Chi tiết giá vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện

Thời gian tới, khi mua vé liên thông đa phương thức đi xe buýt, tàu điện thì người dân sẽ được giảm giá mạnh.
Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Thanh tra NNNN phát hiện một số sai sót tại Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên

Kết luận Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 5 nêu rõ, Shinhan Bank chi nhánh Thái Nguyên còn một số tồn tại liên quan đến thẩm định, quyết định cho vay; việc kiểm tra sử dụng tiền vay; hướng dẫn nội bộ cụ thể về việc cộng thêm lãi suất huy động cho khách hàng.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Truyền thông sâu rộng công tác chăm lo cho người có công với cách mạng

Truyền thông sâu rộng công tác chăm lo cho người có công với cách mạng

Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025.

Tin khác

Truyền thông sâu rộng công tác chăm lo cho người có công với cách mạng

Truyền thông sâu rộng công tác chăm lo cho người có công với cách mạng

Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 7/2025.
Thành phố Hà Nội tặng 242.402 suất quà, số tiền trên 219,1 tỷ đồng cho người có công

Thành phố Hà Nội tặng 242.402 suất quà, số tiền trên 219,1 tỷ đồng cho người có công

Sở Nội vụ Hà Nội vừa báo cáo kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo đối với người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội

Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội

Sau 2 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và tập trung cao độ, kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.
Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu

HĐND Thành phố Hà Nội thông qua việc đặt tên 38 tuyến đường, phố mới, đặt tên 14 công trình công cộng và đổi tên Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu.
Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải

Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI

Thành phố Hà Nội thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế - xã hội, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, phản ánh hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt Thành phố thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI (tăng 216%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm).
Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với mức hỗ trợ cụ thể theo từng loại cây trồng, vật nuôi và thiệt hại. Chính sách nhằm giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống và tái sản xuất hiệu quả.
Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở

Thực hiện phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” (đoàn kết sáng tạo), thời gian qua hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Bắc Từ Liêm (cũ) nay gồm 5 phường mới là Thượng Cát, Đông Ngạc, Tây Tựu, Phú Diễn, Xuân Đỉnh đã có nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trên các lĩnh vực. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.
Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Thời gian tới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt trong thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Giải tỏa chợ cóc, phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại

Theo Sở Công Thương Hà Nội trên địa bàn Thành phố còn tồn tại 85 chợ cóc. Tình trạng chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Để thực hiện tốt công tác giải tỏa chợ cóc và phát triển hệ thống chợ văn minh hiện đại, thời gian tới cần xây dựng lại quy trình, quy chế hoạt động; phối hợp giữa các ngành để xử lý vi phạm tại các chợ...
Xem thêm
Phiên bản di động