Từ anh bộ đội cụ Hồ đến công dân Thủ đô ưu tú
Vinh danh 10 "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2017 | |
Vinh danh 800 “bông hoa đẹp” nhân ngày Giải phóng Thủ đô |
Ít ai ngờ rằng, “cha đẻ” của những giống nhãn TI-1 sau được đổi thành HT-M1 nức tiếng Hoài Đức ấy là một cựu chiến binh chưa bao giờ được đào tạo chính quy về nông nghiệp. Ông là Triệu Tiến Ích, thôn Lại Dụ, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2015 cho ông Triệu Tiến Ích (NVCC). |
Sau khi rời quân ngũ trở về đời thường, bắt tay vào làm kinh tế, dù xoay xở nhiều nhưng điều kiện kinh tế gia đình ông vẫn còn khó khăn. Không cam chịu đói nghèo và nhận thấy đồng đất quê hương có giống nhãn ngon, ông Ích đã để tâm và bắt đầu nghiên cứu để bắt giống cây đặc sản này ra hoa đậu trái với “ý trời” từ năm 1994.
Sau nhiều lần thất bại vì trung thành với một đích đến khá mơ hồ: Sản xuất các giống cây ăn quả độc, lạ, giá trị cao. Đằng đẵng cả chục năm liền, người cựu binh khoác ba lô đi khắp các tỉnh phía Bắc tìm những dòng cây ăn quả đột biến gen rồi gom về vùng đất bãi. Trong đó, nhãn là hướng đi chủ lực.
Ông Triệu Tín Ích tại trang trại của gia đình. |
Hỏi lý do, ông bảo: “Quê tôi ngày trước, nhà địa chủ nào cũng có ít nhất 1 - 2 cây nhãn ở sân vườn. Cành lá xanh mát quanh năm. Quả vừa thơm vừa ngọt. Có “bà cụ nhãn” mấy trăm năm mà vẫn sum suê trái. Như vậy một đời trồng nhãn, mười đời hưởng lộc. Không giống như các loại cây chóng tàn như xoài, ổi, chanh, bưởi...”.
Năm 1997, nghe tin ở xã Đại Thành bên kia sông Đáy có hộ dân sở hữu cây nhãn trên 100 năm tuổi ra hoa, đậu quả trái vụ, ông Ích vội tìm đến. Đương lúc nhãn chín, cựu binh xin thử một quả to như hòn bi ve nếm thử. Chao ôi, cùi trong như tuyết, vị ngọt như đường mà hạt bé tẹo teo. Đôi mắt của chủ trại cây giống sáng rực, như kẻ đi giữa xa mạc gặp dòng nước mát.
Lục hết túi chỉ có 1 triệu đồng, ông đưa cả cho chủ nhà, chỉ xin chiết toàn bộ cành và lấy mắt trên thân để nhân giống. “Đứa con tinh thần” đầu đời được ông đặt tên là TI-1 (viết tắt tên của ông Tiến Ích – 1 sau được đổi tên thành HM1). Ông Ích nhớ lại, lúc đầu chưa có kinh nghiệm, ông chẳng biết làm thế nào để cây cho ra hoa đậu quả đồng loạt, cũng có cây ra hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc cũng có khi cây đậu quả rồi lại rụng.
Dù rất tốn công, tốn của nhưng không nản chí, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết ghép, tìm hiểu kỹ thuật của các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm trong dân gian để thực hiện ý tưởng của mình. Không phụ công ông, cây nhãn “chính muộn” bắt đầu thuần chủng và ra hoa đậu quả như cây chính vụ.
Lần khác, ở Hoài Đức có một cây nhãn mọc giữa bụi tre. Nó ra hoa muộn hơn, khi chín màu vàng sáng, bóng, mỏng vỏ, cùi dày và ngọt. Đặc biệt, ở nơi “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, chúng vẫn ra sai quả. Chủ nhà thấy chuyện lạ nên chặt bỏ bụi tre giữ lại cây nhãn. Ông Ích lại thuyết phục mua bằng được toàn bộ cây nhãn để đưa vào tập đoàn cây đầu dòng của trang trại (đặt tên là TI-2, sau này được đổi tên thành HT-M2, được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức và phát triển đại trà).
Nếu HT-M1 đã tạo nên vùng nhãn chín muộn lừng danh ở xã Đại Thành (huyện Quốc Oai), thì HT-M2 là giống cây chủ đạo của vùng nhãn chín muộn huyện Hoài Đức (tại các xã Song Phương, Đông La, An Thượng). Đặc biệt, với việc áp dụng tiêu chuẩn quy trình VietGAP vào sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, nên nhãn muộn Hoài Đức đã được Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp mã số, mã vùng, tạo điều kiện cho sản phẩm này vươn ra thị trường thế giới. Trong thành quả chung này có sự đóng góp không nhỏ của ông Triệu Tiến Ích.
Khi làm chủ được cây nhãn chín muộn, ông Ích đã mua và thuê thầu của xã An Thượng hơn 2 héc ta đất nông nghiệp, trồng hơn 800 cây nhãn chín muộn. Hiện mỗi năm gia đình ông thu khoảng hơn 20 tấn quả, cho thu nhập vài trăm triệu đồng một năm. Mặc dù sở hữu bản quyền của 7 giống nhãn chín muộn, nhưng vị cựu binh chia sẻ rằng, ai mua cây đầu dòng ông cũng bán.
Ai muốn học cách nhân giống cây ông cũng dạy. Với những “học sinh” đến từ những tỉnh khó khăn, ông luôn bố trí cho họ nơi ăn, chốn ở trong suốt thời gian học hỏi. Sau này, qua quá trình mày mò nghiên cứu, ông Ích đã tìm ra 7 giống nhãn chín muộn, trong đó có 2 giống được cấp có thẩm quyền thành phố chấp nhận, bảo hộ và cho phát triển đại trà.
Chính sự khác biệt ở thời điểm thu hoạch (sau mùa nhãn chính vụ khoảng 1,5 - 2 tháng) khiến nó đứng ở vị thế độc tôn và không có đối thủ cạnh tranh. Giống nhãn chín muộn qua con mắt tinh tường của lão nông Triệu Tiến Ích, nay đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho chính người dân Đại Thành.
Hiện giống nhãn chín muộn mà ông tìm ra, được xác định là 1 trong 4 cây ăn quả đặc sản của Thủ đô và đang được thành phố tập trung phát triển mở rộng. So với các giống nhãn chính vụ, nhãn chín muộn có nhiều ưu điểm như: Cây ra hoa muộn hơn, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên dễ đậu quả, thời gian thu hoạch chậm hơn từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi.
Đặc điểm của nhãn chín muộn là quả to, màu vàng sáng, mỏng vỏ, cùi dày, ăn giòn thơm, dễ tiêu thụ với giá bán ổn định. Diện tích giống cây này ngày một tăng, song được trồng nhiều trên địa bàn huyện Hoài Đức như các xã: An Thượng, Đông La, Song Phương và một số xã ven sông Đáy, với diện tích khoảng 100 ha. Mỗi ha nhãn muộn cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Đặc biệt, ngoài nhãn chín muộn đã tạo dựng lên thương hiệu của mình, ông Triệu Tín Ích còn mày mò đầu tư thêm nhiều loại cây ăn quả khác như xoài, ổi, chanh, bưởi diễn giống. Trang trại của ông cũng nổi tiếng với 2.000 con gà đông tảo lai; 200 lợn rừng; 100 con cá sấu, 3 tấn cá... trừ chi phí, mỗi năm trang trại rộng hơn 2 ha của ông thu lãi hàng tỷ đồng. Ngoài ra, ông cũng tạo việc làm cho 15 - 30 lao động, với mức lương từ 3,6 - 4 triệu đồng/tháng, được hưởng các chế độ bảo hiểm, các chế độ khác tùy thuộc vào ý thức của người lao động.
Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, có 3 nguyên tắc mà ông Ích luôn suy nghĩ trăn trở từ ngày đầu và quyết tâm thực hiện. Đó là: Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường; những đối tượng cây, con nuôi trồng phải là những thứ thị trường cần; đồng thời đa dạng hóa vật nuôi nhằm hạn chế rủi ro, không những mình nuôi thành công mà bà con địa phương cũng nuôi thành công.
Nhờ những đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội, ông Ích đã được nhận nhiều danh hiệu, phần thưởng quý giá, trong đó có Cúp vàng "Sản phẩm, dịch vụ xuất sắc" do T.Ư Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng, Cúp vàng "Công nghệ Xanh" của Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên môi trường, Bộ TN&MT trao tặng; Bảng vàng "Doanh nhân hiền tài" do Liên hiệp các tổ chức UNESCO trao tặng. Đặc biệt, năm 2015, ông vinh dự được thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30