-->
Kỷ niệm 250 năm ngày sinh thi Danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015)

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa

“Truyện Kiều” là sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du đồng thời là sản phẩm lịch sử tất yếu. “Truyện Kiều” là kết quả của quá trình văn hóa - văn học, một quá trình hình thành môi trường sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du.
"Ánh trăng"

Xét về thể loại, “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện nôm, nhưng thuộc nhóm truyện nôm bác học. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã thống nhất, những truyện nôm đầu tiên xuất hiện khoảng thế kỷ 17 là truyện nôm bình dân, kiểu truyện kể dùng thơ lục bát kể lại các truyện cổ tích dân gian như “Phạm Công Cúc Hoa”, “Tống Trân”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Phương Hoa” …

Mô thức cốt truyện của truyện nôm bình dân thường kể về nhân vật nam mồ côi cha, nhà nghèo, phải đi ăn xin nhưng quyết chí học hành, đỗ đạt; nhân vật nữ là con nhà giàu, xinh đẹp, có tình thương yêu người hàn sĩ, quyết tâm nuôi chồng ăn học và kiên trinh chờ đợi, dẫu cho trải qua nhiều thử thách.

“Truyện Kiều” một danh tác tinh hoa
Bản nôm “Truyện Kiều” 1902 do Kiều Ánh Mậu chú thích

Tác giả của truyện nôm bình dân là các nho sĩ bình dân, những người không đỗ đạt cao, sống trong môi trường nông thôn. Có thể nói, truyện nôm bình dân đáp ứng nhu cầu tâm lý của tầng lớp nho sĩ bình dân đang có hy vọng vươn lên đổi đời, thay đổi thân phận nghèo hèn bằng nỗ lực sôi kinh nấu sử trong điều kiện nhà nước phong kiến đề cao khoa cử, xem “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Đồng thời, các truyện nôm bình dân cũng chuyển tải nội dung xã hội đậm đà, nhất là các quan hệ xã hội, các vấn đề thế thái nhân tình, hay nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, truyện nôm bình dân đặt vấn đề bảo vệ tình vợ chồng, bảo vệ hạnh phúc gia đình và tên của nhiều truyện nôm bình dân được cấu thành từ tên của những cặp vợ chồng . Kiểu truyện này còn tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XX trong các văn bản quốc ngữ hóa cho thấy chúng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của một bộ phận công chúng nhất định trong một thời gian dài, được chuyển thể thành tích chèo, tuồng.

Truyện nôm bình dân của người Việt đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong truyện nôm các dân tộc ít người, tiêu biểu là truyện nôm Tày, Thái. Vậy là kiểu truyện nôm bình dân có một không gian lưu truyền khá rộng, trong một thời gian vài ba thế kỷ.

Bên cạnh sự tồn tại của dòng truyện nôm bình dân, một số nhà nho Việt Nam từ thế kỷ 18 đã tiếp nhận ảnh hưởng của loại tiểu thuyết tài tử giai nhân ở Trung Quốc để từ đó xuất hiện một loại truyện thơ nôm kiểu mới mà giới nghiên cứu thường gọi là truyện nôm bác học để phân biệt với kiểu truyện thơ nôm bình dân.

Nội dung của truyện nôm bác học phong phú, đa dạng. Các tác giả thường viết về những mối tình của những giai nhân tài tử, yêu nhau một cách tự do vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Ngoài ra cũng có những tác phẩm không phải chỉ nói đến tình yêu mà còn đặt những vấn đề khác có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rộng lớn như “Truyện Kiều”.

Vì sao bên cạnh các truyện nôm bình dân, lại xuất hiện truyện nôm bác học vay mượn cốt truyện và chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân ?

Chất lãng mạn của các mối tình tài tử giai nhân của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc là sản phẩm của đời sống đô thị khá phát triển từ đời Đường trở đi có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà nho Việt Nam sống trong môi trường đô thị Thăng Long. Khi ấy, tâm lý đạo đức thẩm mỹ của nhà nho luôn trong thế lưỡng phân. Một mặt, họ muốn viết những tác phẩm có nội dung giáo huấn đạo đức, đưa tình yêu nam nữ vào vòng kiểm soát nghiêm khắc của lễ giáo. Mặt khác, họ lại hứng thú ngấm ngầm với tình yêu tự do, trai tài gái sắc không nghĩ đến “phụ mẫu chi mệnh” khi hứa hẹn chung tình.

Nhìn chung, truyện nôm bác học theo mẫu hình tiểu thuyết tài tử giai nhân cuối Minh đầu Thanh bổ sung cho bức tranh văn học trung đại Việt Nam thêm mảng màu sắc văn chương thành thị.

Tuy nhiên, các tác giả Việt Nam chỉ chọn truyện cổ dân gian Việt Nam và tiểu thuyết tài tử giai nhân để chuyển thể thành truyện thơ lục bát mà không chọn tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc. Sự lựa chọn truyện dân gian và tiểu thuyết tài tử giai nhân để kể lại cho thấy định hướng mỹ học của thể loại truyện thơ nôm lục bát có những nét riêng.

Trong nhóm truyện nôm bác học mang màu sắc tiểu thuyết tài tử giai nhân, “Truyện Kiều” hầu như tách riêng ra, có một vị thế đặc biệt, “đột ngột như một ngọn cô phong ở giữa đám quần sơn vạn hác vậy”.

Trong khoảng 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, không bắt gặp bài thơ nào viết về tình yêu nam nữ mạnh dạn, có nhiều sắc thái dục tính như trong “Truyện Kiều”. Cả ba người tình chủ yếu Kim Trọng - Thúc Sinh - Từ Hải mỗi người một vẻ nhưng đều giống nhau ở tâm lý tính dục. Và cũng trong thơ chữ Hán, không có bài thơ nào viết về nhân vật nổi loạn chống triều đình như nhân vật Từ Hải trong “Truyện Kiều”.

Những tư tưởng nghệ thuật được Nguyễn Du nung nấu đã thấp thoáng đây đó trong các bài thơ chữ Hán cho đến khi Nguyễn Du đọc “Kim Vân Kiều truyện” - một tác phẩm được cho là truyện nôm bác học - thì định hình rõ nét. Có thể đoán đây là một trong những lý do chính quyết định việc Nguyễn Du vay mượn cốt truyện. Sự “nổi loạn”, bung phá về chính trị, đạo đức và thẩm mỹ, tôn vinh con người nhân bản đầy tinh thần phục hưng trong môi trường văn hóa chính trị phong kiến cấm kỵ ngặt nghèo cần phải được thể hiện một cách an toàn.

Nếu quan hệ Thúy Kiều - Kim Trọng làm nên dáng dấp của tiểu thuyết tài tử giai nhân thì quan hệ Thúy Kiều –Thúc Sinh, Thúy Kiều - Từ Hải lại làm nên sắc thái của tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết nhân tình thế thái. Đây là một hướng lựa chọn khiến cho triển vọng thành công của tác phẩm cao hơn hẳn việc chọn các cốt truyện thuần túy tiểu thuyết tài tử giai nhân. Sau khi lựa chọn cốt truyện , nhà thơ vận dụng các thành tựu văn học Việt Nam đương thời như thể loại ngâm khúc, thể loại truyện thơ nôm quen thuộc để kể lại câu chuyện. Giới nghiên cứu đã chỉ ra việc Nguyễn Du tiếp nhận kinh nghiệm của ngâm khúc để miêu tả tâm lý nhân vật Truyện Kiều. Nguyễn Du cũng thay đổi mô hình tự sự của “Kim Vân Kiều truyện” , đổi mới cho phù hợp với thể loại truyện nôm, tăng cường tính trữ tình và giảm bớt nhiều chi tiết, gạt bỏ các bài thơ của các nhân vật trong nguyên truyện để trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật.

Trên nền văn hóa tự sự của dòng truyện thơ nôm Việt Nam, “Truyện Kiều” đã xuất hiện trong tư thế một danh tác. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không đơn thuần là một bản dịch từ “Kim Vân Kiều truyện” vì danh tác này nằm trong một mối quan hệ liên văn bản chằng chịt với văn học và văn hóa Việt Nam thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Nguyễn Du hấp thụ tinh hoa văn hóa dân gian và văn học bác học của nhiều vùng miền. Không gian Thăng Long, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Thái Bình, Huế và không gian văn hóa Trung Hoa ẩn sau những thành tựu nghệ thuật của nhà thơ vĩ đại.

“Truyện Kiều” lại phát huy ảnh hưởng đến sáng tác đương thời, có sức lan tỏa rộng kể cả trong phạm vi Việt Nam và vượt ra ngoài biên giới Việt Nam được dịch ra nhiều thứ tiếng . “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng trở lại với môi trường diễn xướng thơ lục bát dân gian, thành hành trang văn hóa của người dân Việt Nam, một sự kiện hiếm có trong lịch sử văn học nhân loại.

PGS.TS Trần Nho Thìn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động