--> -->

Trường Quốc tế Mỹ bị đình chỉ hoạt động

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa ra văn bản thông báo đình chỉ hoạt động giáo dục Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) trong thời hạn 12 tháng, kể từ tháng 7/2024.
TP.HCM: Tăng cường theo dõi hoạt động của Trường quốc tế Mỹ TP.HCM lập tổ chuyên trách xử lý vụ 1.400 học sinh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam phải nghỉ học Chấn chỉnh hoạt động tại các trường quốc tế, tư thục sau vụ trường AISVN

Sở GD&ĐT cho biết, đã cùng Tổ công tác liên ngành làm việc với Trường Quốc tế Mỹ, yêu cầu nhà trường báo cáo trước ngày 15/6 về tình hình hoạt động, bao gồm minh chứng đảm bảo điều kiện hoạt động giáo dục theo Luật Giáo dục năm 2019 và báo cáo về việc chi trả các khoản nợ đối với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội, lương cho giáo viên, nhân viên, và các dịch vụ giáo dục khác. Tuy nhiên, sau ngày 15/6, Sở GD&ĐT vẫn chưa nhận được báo cáo từ Trường Quốc tế Mỹ để xác định đủ điều kiện hoạt động giáo dục.

Căn cứ vào quy định của Luật Giáo dục năm 2019 và Nghị định số 46 của Chính phủ, Sở GD&ĐT nhận định rằng Trường Quốc tế Mỹ không đảm bảo đủ điều kiện để được phép hoạt động giáo dục.

Cụ thể, nhà trường chưa có đủ nguồn lực tài chính để duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, và cán bộ quản lý giáo dục chưa đủ số lượng để thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục. Do đó, Sở GD&ĐT TP.HCM đã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ trong thời hạn 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/7.

Trường Quốc tế Mỹ bị đình chỉ hoạt động
Trường Quốc tế Mỹ (Ảnh: N.V.D)

Về biện pháp đảm bảo quyền lợi cho học sinh, Sở GD&ĐT cho biết, từ tháng 4/2024 đến nay, đã có 134 phụ huynh của Trường Quốc tế Mỹ chuyển trường cho học sinh. Sở GD&ĐT đã tổ chức làm việc với 18 trường phổ thông có vốn đầu tư, giảng dạy chương trình nước ngoài và Trường Quốc tế Việt Úc để thống kê năng lực tiếp nhận, các chính sách hỗ trợ học sinh có nhu cầu chuyển đến từ Trường Quốc tế Mỹ.

Các trường đều có khả năng tiếp nhận thêm học sinh và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về học phí, lệ phí đăng ký... Riêng các trường giảng dạy chương trình Tú tài quốc tế (IB) có năng lực tiếp nhận 1.251 học sinh trong năm học 2024 - 2025, nhiều hơn số lượng học sinh hiện đang học tại Trường Quốc tế Mỹ.

Sở GD&ĐT hướng dẫn, học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 năm học 2023 - 2024 có thể đăng ký chuyển đến các trường phổ thông công lập và ngoài công lập giảng dạy chương trình phổ thông của Bộ GD&ĐT, các trường thực hiện chương trình tích hợp theo Quyết định số 5695 của Ủy ban nhân dân TP.HCM và Quyết định phê duyệt chương trình tích hợp của Bộ GDĐT, hoặc các trường có vốn đầu tư nước ngoài dạy chương trình IB.

Học sinh các khối 9, 10, 11 năm học 2023 - 2024 có thể đăng ký chuyển đến các trường phổ thông ngoài công lập giảng dạy chương trình tích hợp theo quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT, hoặc các trường có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình nước ngoài, chương trình IB. Sở GD&ĐT cũng cho biết sẽ làm việc với các cơ sở giáo dục để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Mỹ chuyển đến.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT yêu cầu Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc Tế Mỹ (AIS) và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quốc Tế Mỹ thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh. Điều này bao gồm việc không để việc học tập của học sinh bị gián đoạn và có các biện pháp ổn định tâm lý cho học sinh và phụ huynh.

Đối với giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệp theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng lao động. Đồng thời, phải thực hiện đầy đủ các quy định về việc sử dụng người lao động nước ngoài theo đúng pháp luật.

Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam, thuộc Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ, được thành lập vào năm 2006 tại Nhà Bè, TP.HCM, với khuôn viên rộng 6,5 ha và hơn 1.400 học sinh. Đây là một trong những trường quốc tế có mức học phí cao nhất tại TP.HCM, dao động từ 280 triệu đến 725 triệu đồng/năm cho năm học 2023 - 2024, chưa kể các khoản phí thường niên hơn 100 triệu đồng mỗi học sinh.

Công ty CP Giáo dục Quốc tế Mỹ được thành lập với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, với ba cổ đông sáng lập: bà Út Em nắm giữ 90%, ông Hồ Quang Trung 9,9%, và ông Hồ Quang Tri 0,1%. Ngày 25/10/2018, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, gấp 20 lần so với ban đầu.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, vào ngày 16/5/2023, công ty này đã phát hành một lô trái phiếu mã AIECH212201, kỳ hạn 1 năm, với tổng giá trị 250 tỷ đồng và đã thanh toán toàn bộ gốc lẫn lãi.

Doanh nghiệp này cũng phát hành mã trái phiếu khác là AIECH2223001, kỳ hạn 18 tháng, phát hành ngày 26/1/2022 với tổng mệnh giá 250 tỷ đồng và lãi suất cố định 11,5%/năm, đã được gia hạn thêm 6 tháng đến ngày 26/1 năm sau và lãi suất tăng lên 12%/năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp này phát hành lô trái phiếu AIECH2224002 vào ngày 8/9/2022, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 10,5%/năm, với tổng giá trị gần 318 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) là đại lý lưu ký thanh toán cho lô trái phiếu này, nhưng vào ngày 20/9/2023, PSI thông báo Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ không thanh toán đầy đủ tiền lãi.

Tháng 10/2023, doanh nghiệp này cũng bị phản ánh về việc huy động vốn từ phụ huynh qua chương trình "đầu tư hoàn lại 100%". Theo "hợp đồng đầu tư giáo dục", phụ huynh đóng một khoản tiền hàng tỷ đồng để không phải đóng học phí trong quá trình con theo học, và trường sẽ trả lại số tiền này khi học sinh kết thúc chương trình hoặc chuyển trường trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Mỹ không thực hiện cam kết trả lại tiền theo thỏa thuận.

Viên Viên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Nghệ An kêu gọi tàu cá khẩn trương vào bờ tránh bão số 3

Theo thông tin từ Trạm bờ của Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư Nghệ An, đến 9 giờ ngày 20/7, có 785 tàu cá của tỉnh đang hoạt động trên biển.
Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Các địa phương phải xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, đã chủ trì phiên họp lần thứ 3 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy

Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Xem thêm
Phiên bản di động