Trường ĐH tự phong GS, PGS: Phần lớn là nhu cầu ảo
Việt Nam mới có 1,2 giáo sư hoặc phó giáo sư trên 1 vạn dân | |
Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt... đang làm gì? |
Lượng và chất chưa đồng bộ
Theo thông tin mới nhất, trường ĐH Tôn Đức Thắng đã dừng việc tự phong GS,PGS vì nhà trường đã hiểu nhầm quyết định của Chính phủ nên soạn thảo văn bản chưa chuẩn, chưa chặt chẽ. Xoay quanh sự việc này, nhiều người đặt câu hỏi: “Liệu nhu cầu về số lượng GS,PGS ...tại các trường ĐH có thực sự cần thiết?”
Nếu không chặt chẽ trong khâu quản lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhập nhèm giữa GS trường phong và GS Nhà nước phong.(ảnh minh họa) |
Tìm hiểu trên các trang web của các trường CĐ, ĐH..., bên cạnh những thông tin tuyển sinh như số lượng, chuyên ngành..., hầu hết các trường đều có phần giới thiệu khá “kêu” về đội ngũ giáo viên giảng dạy như có bao nhiêu giáo sư, tiến sỹ... Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng giáo dục là vấn đề gây nhiều bức xúc trong thời gian qua. Thông tin từ thị trường lao động Việt Nam quý I/2015 do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, số lao động tốt nghiệp đại học, trên đại học thất nghiệp 177.700 người, cử nhân cao đẳng thất nghiệp 100.600 người. Con số này đã đặt ra một nghịch lý về số lượng giáo sư quá nhiều trong khi số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp lại có dấu hiệu gia tăng qua từng năm. Lý do vì chất lượng đào tạo không đủ đáp ứng yêu cầu về công việc.
Như vậy có thể thấy, đội ngũ GS, TS ở nước ta đang thừa, có một tỷ lệ lớn được đào tạo không chuẩn, thiên về lý thuyết, chất lượng dưới mức trung bình so với quốc tế. Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu tăng số lượng GS,PGS ở các trường ĐH là do các trường cạnh trạnh nhau để thu hút sinh viên, Trường nào có nhiều GS, PGS... giảng dạy đồng nghĩa với việc danh tiếng sẽ được nâng lên. Trong khi đó, trên thực tế, chất lượng giáo dục lại không tương xứng. Vì vậy có thể nói đây là nhu cầu ảo của các trường.
Cần thí điểm trước khi trao quyền
Ngày 22/9, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã triệu tập lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ GD-ĐT để lấy ý kiến về việc trường ĐH Tôn Đức Thắng tiến hành tự phong chức danh GS, PGS cho các giảng viên trong và ngoài nhà trường. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị chức năng thu thập ý kiến nhiều chiều, rà soát lại các văn bản pháp quy, trên cơ sở đó, tham mưu cho lãnh đạo bộ về việc có nên trao quyền phong tặng chức danh GS, PGS cho các cơ sở giáo dục ĐH cũng như đánh giá hiệu quả của quyền tự chủ nói trên. Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ xin ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan chức năng bởi nếu chấp thuận cho các cơ sở giáo dục ĐH được tự phong GS, PGS thì cần sửa đổi Luật Giáo dục đại học. |
GS, PGS là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Đó là chức danh khoa học cao nhất của nhà giáo. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ, chức danh này rất dễ được gắn “bừa”. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Chủ nhiệm UBVHGD TTN&NĐ của Quốc hội, khái niệm GS và PGS cần được phân loại rõ ràng về chức vụ và học hàm. Nếu chức danh này do hội đồng học hàm phong sẽ đảm bảo thống nhất giữa mặt bằng chung giữa những người tự phong GS và PGS. Từ khoảng năm 2007 đến nay, quy chế thay đổi, GS và PGS không phải là học hàm mà là một chức vụ và người ta gọi là chức danh, do từng cơ sở đào tạo bổ nhiệm. Tuy nhiên, quá trình bổ nhiệm chức danh này vẫn phải xem xét các điều kiện để công nhận GS, PGS cũng như để Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước làm bởi sẽ có căn cứ chuẩn quốc gia thống nhất.
Cũng theo ông Thuyết, ngay cả những quy định mà Hội đồng chức danh GS nhà nước đang áp dụng vẫn còn tồn tại một số điểm mang tính hình thức như quy định bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuốn sách... Nhiều bài báo được đăng là do quan hệ, nội dung không đóng góp nhiều cho khoa học mà chỉ là điều kiện đủ để xét duyệt.
Về việc nên hay không nên trao quyền tự chủ, bổ nhiệm GS và PGS cho các trường ĐH, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, có thể áp dụng thí điểm ở những trường lớn còn việc thực hiện đồng bộ tại các cơ sở giáo dục trong cả nước thì chưa thể làm ngay được. Vì thế nên để 10, 20 năm nữa, khi trình độ cán bộ tăng lên, chất lượng các cơ sở giáo dục được nâng cao thì chính thức trao quyền.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09