Tìm giải pháp để công tác biên soạn sách giáo khoa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
Tái cơ cấu các trung tâm dạy nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy Góp phần nâng chất lượng giảng dạy Đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật |
Năm học 2024 - 2025 là năm cuối cùng của chu kỳ đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”. Cả nước hiện có 7 nhà xuất bản được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản sách giáo khoa.
Là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn, biên tập, xuất bản sách giáo khoa, tài liệu giáo dục đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong toàn quốc.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và năng lực, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đang chiếm lĩnh khoảng 70% thị phần sách giáo khoa. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam nỗ lực khắc phục, đồng hành cùng ngành Giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
![]() |
Quang cảnh chương trình tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy”. |
Tại tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Hànộimới Lại Bá Hà cho biết, theo quy định, các địa phương cần hoàn thành việc chọn sách giáo khoa, chậm nhất 5 tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều địa phương thường không thực hiện đúng thời gian quy định, ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình bị muộn, dẫn tới ảnh hưởng đến tiến độ các công việc khác, như "chốt" bộ sách giáo khoa sử dụng trong nhà trường và thông báo tới phụ huynh, học sinh; phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa mới; cung cấp số lượng đăng ký sách giáo khoa cho nhà xuất bản… Việc thông báo nhu cầu số lượng sách giáo khoa của địa phương chậm muộn dẫn đến bị động cho các nhà xuất bản trong cung ứng sách trước thềm năm học mới.
Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, một số đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường bày tỏ lo ngại có lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong việc chọn sách giáo khoa ở địa phương, và cho rằng những hướng dẫn của Bộ vẫn còn "kẽ hở" cho việc "đi đêm" chọn sách giáo khoa.
Phó Tổng Biên tập Lại Bá Hà mong muốn thông qua ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà giáo…, chương trình tọa đàm sẽ góp phần làm rõ các nội dung, đề xuất các giải pháp hữu ích để Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục phát huy hiệu quả trong hành trình cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy.
![]() |
Các đại biểu phát biểu ý kiến tại tọa đàm. |
Đề cập đến vai trò, đóng góp của các nhà xuất bản đối với sự thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa hiện nay, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, xã hội hóa sách giáo khoa là chủ trương và nhiệm vụ lớn, không dễ hoàn thành.
Trước đây, cả nước chỉ làm một bộ sách giáo khoa, nhưng khi xã hội hóa với nhiều bộ sách giáo khoa thì lượng công việc rất khổng lồ. Khi làm sách giáo khoa xã hội hóa, nhà xuất bản sẽ đảm nhiệm hầu hết các công đoạn, như: Thẩm định, tổng hợp, biên tập, thiết kế, in ấn, phát hành…
Một điểm nữa là tiến độ đổi mới sách giáo khoa cũng gấp gáp, dồn dập, nếu không có các nhà xuất bản có tính chuyên nghiệp cao, tiềm lực về mọi mặt (gồm: Nhân lực, tài lực, vật lực, cơ sở vật chất…) thì chúng ta không thể làm được các bộ sách giáo khoa xã hội hóa.
Hiện, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam có 985 tác giả, trong đó có đến 224 tổng chủ biên và chủ biên. Trong số các tác giả này, có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo được đào tạo bài bản ở các cơ sở đào tạo ở nước ngoài về. Ngoài ra, để làm được sách giáo khoa xã hội hóa, cần có đội ngũ biên tập viên, họa sĩ thiết kế. Đây là linh hồn của nhà xuất bản.
"Tôi xin khẳng định, nhà xuất bản có vai trò rất quan trọng, là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của làm sách giáo khoa xã hội hóa. Có thể coi nhà xuất bản là một trong các yếu tố quyết định thành công xã hội hóa sách giáo khoa", PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)
Tin khác

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Giáo dục 14/04/2025 22:27

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 14/04/2025 22:26

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục 14/04/2025 22:05

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc
Giáo dục 14/04/2025 21:02

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Giáo dục 14/04/2025 13:49

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng
Giáo dục 13/04/2025 22:56

Học sinh thử tài thiết kế thành phố và cộng đồng bền vững
Giáo dục 13/04/2025 08:25

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu
Giáo dục 13/04/2025 06:05

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp
Xã hội 12/04/2025 16:20