Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Sân chơi chất lượng dành cho bạn trẻ yêu thích cầu lông Bế mạc Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 Biết ơn quá khứ hào hùng của thế hệ cha, ông |
Ngày 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Đồng hành cùng học sinh cuối cấp do Trường Đại học Thành Đô sáng lập.
Tại talkshow, các em học sinh được gặp gỡ các vị khách mời đặc biệt của chương trình như: Nhà văn - nhà báo Hoàng Anh Tú - nguyên Trưởng ban Biên tập báo Sinh viên Việt Nam. Nhà văn - nhà báo Hoàng Anh Tú cũng là người bạn quen thuộc với các thế hệ học sinh với bút danh anh “Chánh Văn”; PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, Chuyên gia giáo dục, Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô; Chuyên gia tư vấn - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Vinamont Nguyễn Phương Chi.
Talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai” thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh và phụ huynh. |
Các diễn giả mang đến những chia sẻ hữu ích, gần gũi và thực tế nhất liên quan đến những vấn đề mà các bạn học sinh cuối cấp đang gặp phải như áp lực đại học, kiểm soát lo âu, áp lực từ mạng xã hội...
Được thành lập trong bối cảnh xã hội hóa giáo dục đại học, Trường Đại học Thành Đô là trường tư thục đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, tiên phong trong việc mở rộng các hình thức giáo dục đa dạng. Trường đã đào tạo hơn 30.000 nhân lực ở các lĩnh vực như: Công nghệ; kinh tế - xã Hội; sức khỏe; ngôn ngữ, góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước. |
Tại chương trình, Ban Tổ chức đã cho ra mắt Dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp. Dự án có sự tham gia đồng hành, hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ gần 20 cố vấn giàu kinh nghiệm như: PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo, Chuyên gia giáo dục, Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô; bà Đỗ Thùy Linh, Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối nhân lực Worklink Việt Nam; bà Đoàn Thị Nga, Giám đốc Maketing Akabot, Tập đoàn FPT…
PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô cho biết, với triết lý giáo dục “Trí - Năng - Nhân - Hòa”, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống, Trường Đại học Thành Đô đang xây dựng một “hệ sinh thái giáo dục” mà ở đó người học được phát triển trí tuệ, được nâng cao năng lực, được rèn luyện nhân cách và được học cách để hòa hợp.
Bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, trường đặc biệt chú trọng sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, sinh viên. Trường thường xuyên tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp; đồng hành cùng tâm lý học sinh để giúp các em vững vàng hơn trên con đường tương lai.
Kỳ thi cuối cấp THPT chính là một “phép thử” để bước qua ngưỡng cửa đến trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe. Đã có không ít trường hợp học sinh bị ngất xỉu trong lúc ôn thi, hoặc gần đến ngày thi thì đổ bệnh vì không chú trọng đến dinh dưỡng, sức khỏe và thường xuyên để bản thân bị stress…
Dự án cộng đồng Đồng hành cùng học sinh cuối cấp sẽ có sự tham gia đồng hành, hỗ trợ tư vấn từ đội ngũ gần 20 cố vấn giàu kinh nghiệm… |
“Riêng đối với học sinh THPT, trong năm 2024, nhằm chia sẻ với học sinh và phụ huynh trong giai đoạn chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT, giúp học sinh có thêm thông tin để định hướng, lựa chọn nghề, Trường Đại học Thành Đô đã phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức 4 chương trình đối thoại, tư vấn định hướng nghề, giải tỏa tâm lý với học sinh cuối cấp.
Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của hơn 60.000 học sinh, phụ huynh Thủ đô. Trong quá trình ấy, chúng tôi đã nhận được nhiều băn khoăn, vướng mắc của học sinh đến từ những áp lực vô hình. Từ thực tế đó, nhà trường sáng lập Dự án Đồng hành cùng học sinh cuối cấp”, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô nhấn mạnh.
Các em học sinh trao đổi băn khoăn với các khách mời tại Talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai”. |
Theo PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô: Để giảm áp lực tâm lý cho học sinh, trong giai đoạn ôn thi nước rút, phụ huynh và nhà trường nên quan tâm giải quyết vấn đề từ gốc rễ bằng việc động viên, chia sẻ khó khăn mà học sinh đang gặp phải trong quá trình học tập, ôn luyện.
“Cùng với nhà trường, phụ huynh nên là hậu phương vững chắc, chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn thay vì thúc giục, đặt kỳ vọng cao và đòi hỏi quá sức với con em mình. Đừng can thiệp quá sâu vào việc ôn luyện của con hay tạo áp lực trong chọn trường, chọn nghề, mà phụ huynh nên quan tâm, chăm sóc chế độ dinh dưỡng; khuyến khích con vận động thể thao để tăng cường thể lực, giảm căng thẳng và khuyên các em nên sắp xếp cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi để bản thân luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng”, PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo nhấn mạnh.
Theo Nhà văn Hoàng Anh Tú, để tăng "sức đề kháng" tâm lý thì mỗi người cần tin vào bản thân. Đây là điều tưởng chừng nhỏ, nhưng không phải ai cũng làm được. Nếu không tin vào bản thân thì cũng đồng nghĩa với việc không "tử tế" với bản thân và rất khó đến được với thành công.
Cuộc sống là một hành trình học tập. Sự thành công đôi khi đến từ những thói quen nhỏ bé, có thể là một cuốn sổ để ghi chép kiến thức, ghi chép tâm sự của bản thân... Chừng nào còn tin vào bản thân, chừng nào còn nỗ lực thì thành công sẽ đến.
Chuyên gia tư vấn - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo Vinamont Nguyễn Phương Chi cho rằng, ngoài niềm tin vào bản thân, mỗi người cần có góc nhìn rộng mở hơn với những thành công của người xung quanh. Khi bản thân cởi mở hơn thì cũng đồng nghĩa với việc mở rộng ra cơ hội hợp tác, kết nối với nhau
"Trong bất cứ công việc nào chúng ta cũng cần đo lường lại để xem bản thân cần bổ sung thêm điều gì, cải tiến những bước nào để hành trình tương lai tốt hơn. Nếu bạn không nhìn ra, thì hãy nhờ người thân cận nhất với mình để cho những góp ý, sẻ chia... Chúng ta hãy làm một phiên bản tốt hơn của bản thân, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua" - bà Nguyễn Phương Chi chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08