-->

Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?

Trùng tu, tôn tạo di tích, di sản là việc cấp thiết nhằm giảm thiểu sự xuống cấp của các di tích, di sản văn hóa. Song thực tế thời gian qua, không ít vụ “thảm họa” trùng tu, tôn tạo dẫn đến phá hoại di tích, di sản khiến cho những người yêu văn hóa Việt Nam bức xúc.
Vi phạm TTXD ở phường Trung Tự, quận Đống Đa: Sẽ xử lý nghiêm
Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá

Trùng tu kiểu thiếu hiểu biết

Sau khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, hàng nghìn di tích, di sản được tu bổ, song hầu hết các di sản, di tích sau khi được “trẻ hóa” đều bị biến dạng, phá hủy, bởi trình độ, sự thiếu hiểu biết của ban quản lý di tích, di sản đó. Điển hình gần đây nhất là việc “màu áo mới” của Nhà hát Lớn Hà Nội. Do một số hạng mục của Nhà hát Lớn có dấu hiệu xuống cấp, nên giữa tháng 7/2015, Bộ VHTT&DL đã cho phép Ban quản lý Nhà hát Lớn sơn bảo trì. Tuy nhiên, ngay khi Nhà hát Lớn khoác lên mình “áo mới”, đã vướng phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận và các nhà chuyên môn, màu sơn mới đã làm hỏng không gian kiến trúc của một công trình văn hóa có tuổi đời hơn trăm năm. Thậm chí, GS Hoàng Đạo Kính còn cho rằng, màu sơn mới này là màu cờ trước đây Hà Nội dùng để báo có dịch tả. Trước búa rìu dư luận, Ban quản lý Nhà hát Lớn đã phải trả lại màu sơn cũ cho biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngay sau đó.

Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”?
Phối cảnh tổng thế quy hoạch Khu di tích thành Cổ Loa.

Trở lại vụ việc ở chùa Trăm Gian, sư thầy Thích Đàm Khoa – trụ trì chùa - đã bật khóc và nhận hết lỗi về mình vì “chăm sóc” di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ này một cách “quá tay” khi tự ý cho sơn lại tranh, tượng quý bằng sơn công nghiệp; làm mới bệ tượng, bàn thờ bằng xi măng, gạch ốp lát xanh, đỏ, tím, vàng; xây mới các dãy hành lang đánh bóng cột kèo bằng vécni, gác khánh cổ kính ngàn năm của chùa đã bị đập nát, xây mới;… Đáng bàn là, sư thầy không hiểu rằng việc mình làm đã vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Còn nhớ, những “thảm họa trùng tu” của năm 2014 đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như tiền bạc vào việc bảo tồn di tích, như: Việc xây mới bức bình phong với tạo hình một con “quái thú” thiếu thẩm mỹ và không phù hợp với truyền thống văn hóa người Việt lại lăng Ngô Quyền (Sơn Tây, Hà Nội); đình cổ Quang Húc (Ba Vì, Hà Nội), chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội) - là những di tích đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Việc dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt “làm vệ sinh” tấm bia cổ Sùng Thiện Diên Linh – bảo vật quốc gia ở chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) hay việc trùng tu tại đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc) bằng cuốc xẻng cũng khiến dư luận bàng hoàng. Và còn rất nhiều di tích, di sản khác bị “làm mới” theo cách “riêng” của một số ban quản lý, người trông coi di tích, di sản. Điều này chỉ ra rằng, từ trước tới nay, việc tôn tạo di tích, di sản vẫn được làm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.

Chờ trong thấp thỏm

Bày tỏ quan điểm về bảo tồn di tích lịch sử ở Việt Nam, GS.TSKH.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng, việc bảo tồn, tôn tạo di tích quan trọng nhất là phải giữ được cái gốc. Bên cạnh đó, là cách làm để sinh động hóa di tích, để nó có sức hút và có vai trò trong đời sống hiện đại. Đó là thách thức vô cùng nan giải. Còn GS Trần Lâm Biền cho rằng, các “thảm họa trùng tu” di tích, di sản xuất phát từ sự coi thường của các nhà tu bổ, bởi họ cứ tưởng tu bổ di tích, di sản giống như sửa nhà. Các cơ quan quản lý thì chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm, trong khi đó những người hiểu và gắn bó với việc trùng tu di sản còn quá ít.

Theo báo cáo năm 2015 về công tác kiểm kê di tích của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (VH&TT), Hà Nội có 5.847 di tích, trong đó 1.167 di tích cấp quốc gia, 1.179 di tích cấp thành phố và 11 di tích quốc gia đặc biệt. Các di tích này có trên 317.000 hiện vật, trong đó có nhiều bảo vật quốc gia. Trong năm 2015, các di tích, danh thắng do Sở VH&TT Hà Nội trực tiếp quản lý đã đón tiếp, phục vụ gần 2,26 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội - cho biết, hiện trên địa bàn có 2.200 di tích đang xuống cấp, trong đó 211 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ; 115 di tích có hộ dân lấn chiếm, 564 hộ dân và 15 tập thể đang ở trong di tích. Việc di dời các hộ dân và tập thể ra khỏi khuôn viên di tích là rất khó khăn và đòi hỏi thời gian lâu dài, như quần thể khu di tích Cổ Loa.

Được biết, khu di tích thành Cổ Loa hiện trong quy hoạch tổng thể hướng tới mục tiêu đưa Khu di tích thành Cổ Loa trở thành Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn, phù hợp với quy hoạch phân khu tại khu vực và quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, hiện có hàng trăm hộ gia đình sinh sống tại khu vực 1 và 2 của thành Cổ Loa, là những người ở nhờ từ trước chiến tranh, chứ không phải mới chuyển tới. Việc để cho cư dân sinh sống trong lòng di sản chỉ là trong giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch. Nhưng lâu dài, phải quản lý chặt chẽ bằng các quy chế, quy định cụ thể. Trước hết là phải tuyên truyền, vận động cho nhân dân tuân thủ các quy định về Luật Di sản văn hóa.

Bài học về quy hoạch làng cổ Đường Lâm vẫn còn đó. Hy vọng rằng, đề án quy hoạch thành Cổ Loa nói riêng và 211 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được tu bổ trong thời gian tới sẽ được nghiên cứu, lập kế hoạch một cách cẩn trọng, bài bản, đúng quy trình, để giảm tải những mâu thuẫn, “thảm họa trùng tu” di tích, di sản văn hóa như thời gian qua.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Nằm ven sông Tô Lịch thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chùa Bằng (hay còn gọi là chùa Linh Tiên), là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm, thu hút du khách bằng quần thể kiến trúc độc đáo cũng như cảnh quan xanh mát tuyệt đẹp.
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan và xin chữ. Từ sáng sớm, dòng người đã nô nức đổ về ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, mang theo những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới.
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt

(LĐTĐ) Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa và sức sáng tạo của con người Việt Nam. Những năm qua, với sự quan tâm của toàn xã hội, lĩnh vực văn hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là chuyển từ tư duy làm văn hóa sang quản lý Nhà nước về văn hóa, góp phần khơi thông nguồn lực văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long

(LĐTĐ) Trong dòng chảy của đời sống đương đại, của thành phố thời hội nhập và phát triển, có thể mỗi chúng ta quen với cuộc sống vội nơi đô thành chưa cảm nhận được “linh khí” của mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”. Chính cái “lắng hồn” đó là mạch nguồn để Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội mãi trường tồn và phát triển. Bên chén trà xuân, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm với nhà văn - nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến - một người con của Hà Nội, người có nhiều năm nghiên cứu về đất và người Tràng An nhằm mang đến quý bạn đọc góc nhìn về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thương về hương vị Tết xưa

Thương về hương vị Tết xưa

(LĐTĐ) Chạm Tết, khi làn mưa xuân choàng chiếc khăn voan mờ ảo lên vạn vật, khi hương xuân phảng phất trong gió, ký ức hương vị Tết xưa lại trở về trong tâm trí tôi. Tết trong ký ức của bạn là gì? Với tôi, Tết đẹp nhất là những tháng ngày vô ưu bên cha mẹ và anh trai.
Xem thêm
Phiên bản di động